Khi bước chân vào quảng trường Gwanghwamun ở Hàn Quốc, bạn sẽ được chìm đắm trong không gian văn hóa và kiến trúc tuyệt đẹp của xứ sở Kim Chi. Đây là một điểm đến không thể bỏ qua khi khám phá Seoul. Hãy cùng Okela khám phá địa điểm này trong bài viết bên dưới nhé.

Đài phun nước dưới chân tượng tướng quân Lee Soon Shin

Điểm đến tại quảng trường Gwanghwamun mà du khách không thể bỏ qua là hệ thống đài phun nước được thiết kế ngay dưới chân tượng tướng quân Lee Soon Shin. Bức tượng cao 6,5m và hình ảnh tướng quân uy dũng tạo nên ấn tượng mạnh, và dưới chân tượng là thuyền Geobukseon, nơi du khách có thể ngắm nhìn đài phun nước ấn tượng.

Với trang bị 135 vòi sủi bọt có khả năng phun nước cao đến 2m và 228 chiếc vòi phun thẳng cao đến 18m, kết hợp với 364 chiếc đèn LED nhiều màu sắc được lắp xung quanh miệng vòi phun, quảng trường Gwanghwamun trở nên vô cùng ấn tượng, đặc biệt là vào buổi tối. Du khách có thể ngắm nhìn và tắm mình dưới dòng nước từ các vòi phun, mang đến một trải nghiệm thú vị.

Ngoài ra, du khách còn có thể tham quan triển lãm về Trung Vũ Công được xây dựng tại khu vực tầng hầm trung tâm biểu diễn nghệ thuật Sejong. Không gian triển lãm được trang bị hệ thống hướng dẫn âm thanh bằng 4 thứ tiếng khác nhau, bao gồm Anh, Nhật Bản, Trung và Tây Ban Nha, giúp du khách dễ dàng hiểu thông tin được trình bày.

Suối Cheonggyecheon là một điểm đến không thể bỏ qua cho du khách khi đến Seoul. Với vẻ đẹp nhẹ nhàng, quyến rũ và thu hút, suối Cheonggyecheon tạo ra một không gian bình yên và thư thái giữa sự ồn ào của thủ đô.

Suối Cheonggyecheon là một con suối nhân tạo được xây dựng dựa trên con suối tự nhiên từ thời Joseon. Được thiết kế và xây dựng công phu, suối Cheonggyecheon mang đến cho du khách một trải nghiệm gần gũi với thiên nhiên và lịch sử của Hàn Quốc.

Đặc biệt, khi đêm về, suối Cheonggyecheon trở nên thêm phần lôi cuốn với ánh đèn vàng huyền ảo. Cảnh quan lung linh và màu sắc tuyệt đẹp của suối khiến cho không gian trở nên thêm phần lãng mạn và huyền bí. Trong các dịp lễ hội, suối Cheonggyecheon còn trở nên đông đúc hơn bao giờ hết, với các hoạt động sôi động và rực rỡ. Đây là cơ hội tuyệt vời để du khách khám phá và tham gia vào những trải nghiệm văn hóa độc đáo của Hàn Quốc.

Với vẻ đẹp và sự phong phú của nó, suối Cheonggyecheon chắc chắn là một điểm check-in lý tưởng cho du khách. Bạn sẽ có những trải nghiệm khó quên và mang về những bức ảnh tuyệt đẹp khi khám phá điểm đến này trong chuyến du lịch của mình.

Cố cung Gyeongbok nằm phía sau của quảng trường Gwanghwamun, mang đến cho du khách một trải nghiệm khám phá kiến trúc cổ kính và truyền thống của Hàn Quốc từ xa xưa. Với hình ảnh mái ngói màu tro uốn cong nhẹ, cột sơn đỏ và các bức tường sơn màu xanh ngọc bích nhẹ nhàng, cố cung Gyeongbok mang đến cho du khách một cái nhìn tái hiện chân thực về kiến trúc từ thời Joseon.

Nếu có dịp đến đây vào thời gian lễ hội, du khách sẽ có cơ hội tham gia vào các hoạt động thú vị tại cố cung Gyeongbok, bao gồm các buổi duyệt binh của quân lính hay các lễ truyền thống được dựng lại để giới thiệu đến du khách. Đây là cơ hội để khám phá và tìm hiểu thêm về văn hóa và lịch sử Hàn Quốc, cũng như trải nghiệm những hoạt động đặc sắc và độc đáo chỉ có tại đây.

Những lưu ý khi tham quan quảng trường Gwanghwamun

Để có một chuyến du lịch thú vị và suôn sẻ tại quảng trường Gwanghwamun, hãy lưu ý những điều sau đây:

Với vẻ đẹp lộng lẫy và ý nghĩa lịch sử sâu sắc, quảng trường Gwanghwamun tại Hàn Quốc là một trong những địa điểm không thể bỏ qua khi đến Seoul. Hãy tận hưởng không khí yên bình và ngắm nhìn những công trình kiến trúc tuyệt đẹp tại đây để có một trải nghiệm đáng nhớ

Hoàng Thành Thăng Long nằm giữa lòng Thủ đô Hà Nội, là một biểu tượng lịch sử, văn hóa đặc biệt của Việt Nam. Năm 2010, di tích này được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới nhờ vào tính toàn vẹn, tính xác thực và những giá trị nổi bật toàn cầu. Đây không chỉ là một di sản quý giá của dân tộc Việt Nam mà còn là tài sản văn hóa của thế giới.

Tòa nhà Cục Tác chiến dự kiến được hạ giải để phục vụ tái dựng trục Thần Đạo, điện Kính Thiên và không gian điện Kính Thiên.

Hoàng Thành Thăng Long - Di sản văn hóa thế giới

Hoàng Thành Thăng Long là quần thể di tích gắn liền với lịch sử của Thăng Long - Hà Nội trong suốt 13 thế kỷ, từ thời kỳ tiền Thăng Long (thế kỷ VII - IX) qua thời Đinh - Tiền Lê (thế kỷ X) và phát triển mạnh mẽ dưới các triều đại Lý, Trần, Lê (thế kỷ XI - XVIII), đến thời Nguyễn (thế kỷ XIX - XX). Đặc biệt, năm 1010, vua Lý Công Uẩn đã dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, xây dựng kinh thành với mô hình "tam trùng thành quách", bao gồm Kinh thành, Hoàng thành và Cấm thành. Từ đó, Hoàng Thành Thăng Long trở thành trung tâm chính trị và hành chính quan trọng nhất của quốc gia Đại Việt suốt nhiều thế kỷ.

Dưới triều Nguyễn, khi kinh đô chuyển vào Phú Xuân (Huế), Thăng Long bị hạ cấp nhưng vẫn giữ vai trò quan trọng với các công trình như điện Kính Thiên và Hậu Lâu, làm hành cung cho các vua Nguyễn mỗi khi ngự giá Bắc Thành.

Khi thực dân Pháp chiếm đóng Đông Dương, Hà Nội trở thành trung tâm hành chính của Liên bang Đông Dương và Thành cổ Hà Nội được sử dụng làm Sở chỉ huy tối cao của quân đội Pháp. Nhiều công trình cung điện, đền đài cổ của Hoàng Thành bị phá hủy, chỉ còn lại Bắc Môn và Kỳ Đài. Sau năm 1954, khi Thủ đô được giải phóng, Thành Hà Nội trở thành Tổng hành dinh của Quân đội nhân dân Việt Nam cho đến năm 2004.

Ngày nay, khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long, bao gồm di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và Thành cổ Hà Nội, nằm trong khu vực trung tâm chính trị Ba Đình, nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước. Đây là khu vực quan trọng, nơi tổ chức nhiều sự kiện chính trị và văn hóa trọng đại của đất nước. Bên cạnh đó, Hoàng Thành Thăng Long đang được xây dựng trở thành Công viên văn hóa, lịch sử nhằm phát huy giá trị nổi bật mang tính toàn cầu của khu di tích…

Hoàng Thành Thăng Long những ngày kỷ niệm 70 năm giải phóng Thủ đô

Được trải nghiệm Hoàng Thành Thăng Long trong dịp Thủ đô Hà Nội kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng (10/10/1954 - 10/10/2024), không gian nơi đây càng trở nên ý nghĩa và thiêng liêng hơn bao giờ hết. Trong không khí hân hoan của các sự kiện, những bước chân đến Hoàng Thành Thăng Long không chỉ để chiêm ngưỡng kiến trúc cổ kính, mà còn là cơ hội để cảm nhận rõ hơn tinh thần hào hùng của những ngày tháng lịch sử khi Hà Nội bước qua thời kỳ đấu tranh để giải phóng.

Điểm để lại ấn tượng sâu sắc trong lần đầu đến Hoàng Thành đó chính là trong lòng di sản có một căn hầm đặc biệt đã ghi dấu lịch sử  Hà Nội trong những năm tháng hào hùng kháng chiến chống Mỹ. Đây không chỉ là công trình quân sự quan trọng, mà còn là một biểu tượng cho tinh thần kiên cường, bất khuất của quân và dân Hà Nội trong những ngày Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc.

Căn hầm tại Hoàng Thành Thăng Long là công trình quân sự kiên cố, được xây dựng với mục đích chống bom và đảm bảo an toàn cho các hoạt động chỉ huy. Cấu trúc của hầm bao gồm nhiều phòng chức năng, được thiết kế để chịu được những cuộc tấn công mạnh mẽ từ không quân Mỹ. Căn hầm là nhân chứng sống động cho những ngày Hà Nội oanh liệt trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, đặc biệt là trong cuộc Điện Biên Phủ trên không vào cuối tháng 12/1972. Trong cuộc chiến này, không quân Mỹ đã huy động các máy bay B52 tấn công Hà Nội với mục tiêu "đưa miền Bắc về thời kỳ đồ đá". Tuy nhiên, với tinh thần chiến đấu kiên cường, quân dân Hà Nội đã biến thành phố trở thành một pháo đài bất khả xâm phạm.

Từ căn hầm này, các cuộc họp quan trọng để tổ chức phòng không, bảo vệ Hà Nội đã diễn ra. Những mệnh lệnh phản công từ các tướng lĩnh trong hầm đã giúp Quân đội nhân dân Việt Nam bắn rơi nhiều máy bay Mỹ, bao gồm các máy bay B52 - loại máy bay chiến lược mạnh mẽ của Mỹ. Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không đã làm nên sự kiện lịch sử, khiến cả thế giới chú ý và buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình tại Việt Nam.

Ngày nay, căn hầm tại Hoàng Thành Thăng Long đã trở thành một di tích lịch sử đặc biệt, được mở cửa cho du khách tham quan. Đây không chỉ là nơi để người dân và thế hệ trẻ Việt Nam tìm hiểu về những chiến công oanh liệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, mà còn là cơ hội để nhìn lại một phần quan trọng của lịch sử Thủ đô Hà Nội.

Những hiện vật còn lại trong căn hầm như máy truyền tin, bản đồ chiến sự, bàn ghế làm việc… đều là minh chứng sống động cho một giai đoạn lịch sử hào hùng. Qua tham quan căn hầm, du khách có thể hiểu rõ hơn về cách thức mà các tướng lĩnh và lãnh đạo quân sự đã điều hành cuộc chiến, cũng như cảm nhận sâu sắc về sự hy sinh và nỗ lực không ngừng của cả dân tộc trong cuộc đấu tranh giành lại hòa bình.

Hoàng Thành Thăng Long hôm nay khoác lên mình diện mạo đặc biệt. Cờ đỏ sao vàng rực rỡ tung bay, những sự kiện quan trọng, màn trình diễn nghệ thuật tái hiện khoảnh khắc lịch sử, các triển lãm trưng bày hiện vật về Hà Nội qua các thời kỳ được tổ chức tại Hoàng Thành… tất cả làm sống dậy không khí của những ngày giải phóng Thủ đô.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phê duyệt Kế hoạch và dự toán tổ chức Chương trình Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 của Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Tối 29/9, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Bình Dương, gần 1.500 nghệ sĩ đến từ 24 đơn vị nghệ thuật trên khắp cả nước đã tham gia lễ khai mạc Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 (đợt 2).

Tối 28/9, tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long, Thành ủy Hà Nội tổ chức Lễ trao Giải báo chí về Phát triển văn hóa và xây dựng Người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VII - năm 2024.

Xã Lạc Thịnh (Yên Thủy) có 1.635 hộ dân, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 82%, chủ yếu là dân tộc Mường. Những năm gần đây, việc phát triển, nhân rộng các câu lạc bộ (CLB) văn hoá, văn nghệ truyền thống luôn được xã quan tâm. Qua đó không chỉ góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân mà còn tạo điều kiện thuận lợi để giữ gìn, bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.

"Đến Lam Sơn mùa nào cũng đẹp, nhưng đẹp nhất là mùa thu được tận hưởng sự trong lành, thơ mộng của vùng đất non xanh nước biếc. Hơn cả là sẽ được sống dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc với hào khí Lam Sơn vang danh trang sử Việt được khắc họa qua Lễ hội Lam Kinh tổ chức hàng năm vào tháng 8 âm lịch”. Sau nhiều lần lỗi hẹn với lời mời về thăm quê hương của cô bạn thời sinh viên, mùa thu này chúng tôi đã có hành trình về nguồn thật ý nghĩa.

Sáng 27/9, Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ (Quận 3) khai mạc trưng bày chuyên đề "Kỷ vật - Ký ức của chiến tranh” phần 2.

- Thời chúa Nguyễn, Long Hồ là dinh thuộc châu Định Viễn. Dinh Long Hồ rất rộng, bao trùm hầu như cả vùng Đồng bằng Sông Cửu Long ngày nay: Từ Bến Tre, qua Trà Vinh, sang Sa Đéc, Cần Thơ, An Giang, Cà Mau đến tận Hà Tiên thuộc Kiên Giang.

- Vào thời Gia Long, Long Hồ ngày nay thuộc huyện Vĩnh Bình, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh. Triều Minh Mạng, đất này thuộc tỉnh Vĩnh Long. Thời Pháp thuộc, Long Hồ thuộc hạt thanh tra Định Viễn, sau là hạt Vĩnh Long, đến ngày 1 tháng 1 năm 1900 thì thuộc tỉnh Vĩnh Long. Từ ngày 25 tháng 1 năm 1908, địa bàn huyện Long Hồ và thành phố Vĩnh Long ngày nay thuộc quận Long Châu, tỉnh Vĩnh Long.

- Ngày 9 tháng 2 năm 1917, quận Long Châu đổi thành quận Châu Thành. Ngày 11 tháng 8 năm 1942, trung tâm quận Châu Thành được tách ra thành lập làng tỉnh lỵ Long Châu. Sau 30 tháng 4 năm 1975, quận Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long đổi thành huyện Châu Thành Tây, tỉnh Cửu Long.

- Ngày 11 tháng 3 năm 1977, huyện Châu Thành Tây nhập với huyện Cái Nhum và 2 xã Hòa Hiệp, Hậu Lộc của huyện Tam Bình thành huyện Long Hồ; huyện lỵ đặt tại xã An Đức. Ngày 29 tháng 9 năm 1981, tách một số xã của huyện Long Hồ tham gia thành lập huyện Mang Thít, huyện Long Hồ còn lại 9 xã: An Bình, Bình Hòa Phước, Long Phước, Lộc Hòa, Tân Hạnh, Đồng Phú, An Đức, Phú Quới, Thanh Đức.

- Ngày 17 tháng 4 năm 1986, Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam ban hành Quyết định số 44/HĐBT về việc điều chỉnh lại địa giới hành chính, sáp nhập huyện Mang Thít vào huyện Long Hồ. Từ đó huyện Long Hồ có 18 xã: An Đức, Lộc Hòa, Long Phước, Phú Quới, Đồng Phú, An Bình, Bình Hòa Phước, Phước Hậu, Tân Hạnh, Thanh Đức, An Phước, Chánh Hội, Tân Long Hội, Nhơn Phú, Mỹ An, Hòa Tịnh, Bình Phước, Long Mỹ.

- Ngày 23 tháng 11 năm 1991, thành lập thị trấn Long Hồ trên cơ sở một phần đất của xã An Đức, xã Bình Phước và xã Long Phước. Cuối năm 1991, tỉnh Cửu Long tách thành tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, huyện Long Hồ thuộc tỉnh Vĩnh Long.

- Ngày 13 tháng 02 năm 1992, tách một số xã của huyện Long Hồ tái lập huyện Mang Thít. Huyện Long Hồ còn lại thị trấn Long Hồ và 10 xã: An Đức, Lộc Hòa, Long Phước, Phú Quới, Đồng Phú, An Bình, Bình Hòa Phước, Phước Hậu, Tân Hạnh, Thanh Đức.

- Ngày 01 tháng 8 năm 1994, giải thể xã An Đức, lập thêm các xã mới: Long An, Phú Đức, Hòa Ninh, Hòa Phú, Thạnh Quới. Huyện Long Hồ có Thị trấn Long Hồ và 14 xã: Long An, Phú Đức, An Bình, Bình Hòa Phước, Hòa Ninh, Đồng Phú, Tân Hạnh, Thanh Đức, Phước Hậu, Lộc Hòa, Hòa Phú, Long Phước, Phú Quới, Thạnh Quới.