Logistics và quản lý chuỗi cung ứng (tiếng anh là Logistics and Supply Chain Management) là ngành nghiên cứu, phát triển và quản trị các dịch vụ vận chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Cơ hội nghề nghiệp của ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Do đây là một trong những ngành mũi nhọn nên cơ hội việc làm dành cho những người chọn học chuyên ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng khá đa dạng. Bạn có thể làm tại những công ty hay doanh nghiệp chuyên môn về logistics, công ty giao nhận hàng hóa, công ty vận tải hay hàng trăm doanh nghiệp khác có nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hóa lớn và nhỏ trong cả nước. Sau đây là một số các vị trí công việc dành cho các bạn sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm:

Về lâu dài, từ vị trí nhân viên, các bạn sẽ có cơ hội thăng tiến lên vị trị cấp cao như nhà quản trị cung ứng, nhà quản trị logistics, nhà quản trị dự án, nhà quản trị thông tin trên chuỗi, giám đốc sản xuất hay quản lý vùng…tùy thuộc vào sự nỗ lực và năng lực chuyên môn mà bạn tích lũy được trong nhiều năm.

Vai trò đối với nền kinh tế Việt Nam

Nền kinh tế thế giới đang ngày càng phát triển mạnh mẽ với các tiến bộ vượt bậc về khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa. Điều này mang đến không ít cơ hội cũng như thách thức cho nền kinh tế Việt Nam.

Sự cạnh tranh giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng trở nên gay gắt và khốc liệt hơn, chính vì vậy mà ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng dần khẳng định được vị thế và có tiềm năng tăng trưởng to lớn, trở thành một trong những công cụ cạnh tranh đắc lực của Việt Nam trong việc tiếp cận và phát triển các giao dịch quốc tế.

Phát triển dịch vụ logistics sẽ đem lại nguồn lợi khổng lồ cho nền kinh tế đất nước. Đối với những nước phát triển như Mỹ và Nhật, logistics đóng góp khoảng 10% GDP. Đối với những nước kém phát triển thì tỷ lệ này có thể cao hơn 30%. Khi logistics phát triển sẽ thúc đẩy các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và giao dịch quốc tế diễn ra dễ dàng hơn, Việt Nam sẽ có thêm nhiều cơ hội mở rộng quy mô sản xuất ra quốc tế, mang lại nguồn lợi nhuận lớn, thúc đẩy kinh tế phát triển.

Hơn thế nữa, logistics phát triển sẽ kéo theo rất nhiều các ngành khác phát triển như thương mại quốc tế, bảo hiểm, đóng tàu, hàng không… góp phần nâng cao vị thế của quốc gia trên thị trường quốc tế.

Học ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng ở đâu tốt?

Trong thời gian học tập tại Đại học Hoa Sen, sinh viên sẽ được cung cấp đầy đủ về kiến thức từ căn bản đến chuyên sâu như: Chuỗi cung ứng, quản lý phân phối, giao nhận vận chuyển, hoạch định chiến lược, xây dựng và quản lý hệ thống các loại kho bãi, các phương thức vận tải bằng đường bộ, đường sắt, đường biển. Sinh viên sẽ được học các kiến thức chuyên sâu về marketing quốc tế, tài chính – ngân hàng trong vận tải đa phương thức.

Sinh viên học ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng học những gì? Tại Đại học Hoa Sen các bạn sẽ được học các học phần quan trọng của ngành như như: Vận tải quốc tế, Quản trị kho, Vận tải đa phương thức, Quản trị chuỗi cung ứng, Hệ thống thông tin Logistics, Nghiệp vụ kho bãi, Quản lý và Nghiệp vụ Logistics, Quản lý và khai thác cảng biển, Logistics quốc tế, Hàng hoá và Bảo hiểm, Logistics theo các điều ước quốc tế về vận tải,…

Ngoài ra, sinh viên cũng được trang bị kỹ năng mềm khác bao gồm kỹ năng thống kê, kỹ năng xử lý dữ liệu và lập kế hoạch, kỹ năng tiếng Anh và công nghệ thông tin,… cùng các kỹ năng mềm như kỹ năng đàm phán, kỹ năng quản lý thời gian.

Không chỉ vậy, tại HSU, bạn sẽ được nhà trường tạo rất nhiều điều kiện được thực tập và làm việc trong các công ty, doanh nghiệp xuất nhập khẩu lớn ở trong và ngoài nước. Từ đó các bạn sẽ tích lũy thêm nhiều kiến thức để vận dụng vào công việc của mình sau này.

Với nhu cầu lớn về vận chuyển và trao đổi hàng hoá hiện nay của Việt Nam nói riêng và quốc tế nói chung, Logistics sẽ còn phát triển mạnh mẽ và nâng cao hơn nữa trong tương lai. Vì vậy, đây là cơ hội dành cho những bạn thực sự yêu thích và có mong muốn phát triển trong ngành này.

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng đang dần trở nên phong phú và đa dạng hơn bao giờ hết. Trong tương lai, nhu cầu lao động trình độ cao đối với ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng sẽ tiếp tục tăng cao. Do đó, đây là một ngành nghề có triển vọng lớn và đem tới vô số lựa chọn nghề nghiệp dành cho thế hệ Gen Z năng động ngày nay. Nếu có nhu cầu tìm hiểu sâu hơn về ngành Logistics tại Đại học Hoa Sen, sinh viên có thể tham khảo nhiều hơn tại https://www.hoasen.edu.vn/lgtmqt/.

Thí sinh đăng ký thông tin xét tuyển trực tuyến, in phiếu đăng ký xét tuyển tại đường dẫn http://xettuyen.hoasen.edu.vn

Tham khảo thêm thông tin về Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng của Đại học Hoa Sen tại đây.

Ưu đãi các chính sách học phí –https://www.hoasen.edu.vn/tuyensinh/hang-nghin-suat-uu-dai-cho-tan-sinh-vien-hoa-sen-khoa-2023/

Logistics và quản lý chuỗi cung ứng học trường nào? Top các trường đào tạo.

Các hoạt động chính trong Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng trong năm 2024.

Xu hướng phát triển của logistics và quản lý chuỗi cung ứng năm 2024.

Ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng là ngành quản lý mạng lưới kết nối của các doanh nghiệp tham gia vào việc cung cấp hàng hoá và dịch vụ đến tận tay người tiêu dùng. Đây là một trong những ngành quan trọng, không thể thiếu trong guồng quay kinh tế. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về khối ngành này ngay sau đây.

lý do nên học Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

Ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng đang dần trở nên cần thiết và phát triển nhanh chóng trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là ngành học liên quan đến hoạt động quản lý và luân chuyển hàng hoá, nguyên vật liệu từ nơi sản xuất đến tận tay người tiêu thụ. Ngành học này bao gồm nhiều hoạt động khác nhau từ vận chuyển, bảo quản, đóng gói, giao nhận, mua hàng, bán hàng,…

Có rất nhiều lý do mà ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng được rất nhiều sinh viên đăng ký học ở thời điểm hiện tại. Dưới đây là 6 lý do chính bạn nên lựa chọn ngành này.

Thực trạng nguồn nhân lực logistics Việt Nam

Mặc dù có nhiều tiềm năng, nhưng hiện tại, nguồn năng lực cạnh tranh của ngành logistics Việt Nam vẫn còn khá nhiều hạn chế. Cơ sở hạ tầng cả phần cứng và phần mềm cũng như công nghệ quản lý và môi trường chính sách, mặc dù đã được cải thiện trong những năm qua, nhưng vẫn cần được đẩy mạnh hơn nữa để bắt kịp trình độ phát triển của các nước đối tác và đối thủ cạnh tranh trong khu vực.

Do phát triển nóng nên nguồn nhân lực của ngành này vừa thiếu, chất lượng lại vừa yếu. Sự khó khăn này ngày càng được nhân lên khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN và tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Trong những năm tới, nhu cầu về lao động có tay nghề cao trong ngành dịch vụ logistics dự kiến ​​sẽ tăng trưởng đáng kể. Hiện nguồn cung lao động có kỹ năng cho ngành chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu thực tế của ngành.

Theo khảo sát do Viện Nghiên cứu Phát triển TP. Hồ Chí Minh thực hiện, 53,3% doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh thiếu đội ngũ cán bộ có năng lực và kinh nghiệm. Ngoài ra, 30% doanh nghiệp yêu cầu đào tạo lại đội ngũ nhân viên của họ. Để cung cấp nguồn nhân lực bền vững và chất lượng cho ngành, các trường đại học ở Việt Nam nên cung cấp các chương trình đào tạo toàn diện, có hệ thống và mô phỏng thực tế để người học có cơ hội cọ sát với nghề.

Những địa phương có tiềm năng phát triển dịch vụ cảng biển và logistics như Bà Rịa – Vũng Tàu, Hải Phòng, Đà Nẵng…nên chú trọng huấn luyện đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực xây dựng chính sách và biện pháp, tổ chức và quản lý các trung tâm logistics hiện đại.