Đại học Ngoại thương (FTU) là một trong những trường top đầu đào tạo khối ngành kinh tế. Các khoa của đại học ngoại thương luôn thu hút được rất nhiều thí sinh đăng kí. Sinh viên FTU có cơ hội việc làm tốt cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Nếu bạn đang quan tâm FTU đang có những ngành nào, ra trường làm nghề gì? Hãy cùng Edu Review tìm hiểu những ngành học nổi bật của FTU nhé!

Điểm chuẩn Đại học Ngoại thương 4 năm qua

Điểm chuẩn Đại học Ngoại thương năm 2020

Điểm chuẩn Đại học Ngoại thương năm 2019

Điểm chuẩn Đại học Ngoại thương cơ sở phía Bắc năm 2018.

Điểm chuẩn ĐH Ngoại thương năm 2018 cơ sở phía Nam

Điểm chuẩn Đại học Ngoại thương năm 2017 cơ sở phía Bắc.

Điểm chuẩn Đại học Ngoại thương cơ sở phía Nam năm 2017.

Ngành nổi bật của Đại học Ngoại Thương

Hằng năm, các ngành của FTU thu hút các thí sinh nhiều nhất là Kinh tế đối ngoại, Kinh tế quốc tế, Kinh doanh quốc tế. Đây là những ngành có lượng thí sinh đăng kí rất đông đảo. Đó chính là những ngành xương sống của FTU. Ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng mới được thêm vào chương trình vào năm 2020. Tuy nhiên đây cũng là ngành được rất nhiều thí sinh quan tâm.

Ngành kinh tế quốc tế của FTU là một ngành học truyền thống của trường. Ngành được đào tạo trong chương trình đại học của trường. Ngành học mang cho sinh viên kiến thức tổng quát về hoạt động kinh tế, marketing, nguyên lý kế toán,… Sinh viên giảng dạy bởi đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm hoạt động trong môi trường quốc tế. Đặc biệt, ngành kinh tế quốc tế hợp tác với nhiều đơn vị nước ngoài tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên.

Ngành kinh tế đối ngoại là một trong các ngành học chính tại FTU. Nó bao gồm các chuyên ngành như: quản lý thương mại đối ngoại, quản lý tài chính đối ngoại. kinh tế quốc tế và các vấn đề liên quan đến giao thương với các nước khác. Sinh viên ngành này sẽ học về các kỹ thuật quản lý, phân tích. Giải quyết các vấn đề liên quan đến giao dịch quốc tế, tài chính quốc tế và quản lý rủi ro đối với các doanh nghiệp.

Bên cạnh đào tạo các kiến thức chuyên môn về Kinh tế đối ngoại. FTU xây dựng khung chương trình đào tạo theo hướng đa dạng các lĩnh vực của ngành Kinh tế. Giúp mở rộng kiến thức, từ đó tăng khả năng đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau chứ không chỉ là chuyên ngành đào tạo chính.

Ngành Kinh doanh quốc tế là một ngành đào tạo chuyên sâu về các vấn đề liên quan đến kinh doanh trên quy mô toàn cầu. Bao gồm các chủ đề như: quản lý chiến lược quốc tế, tài chính quốc tế, quản lý dự án quốc tế, đầu tư quốc tế và quản lý rủi ro quốc tế. Nếu bạn đang quan tâm đến việc tham gia vào môi trường kinh doanh quốc tế. học ngành Kinh doanh quốc tế có thể là lựa chọn tốt cho bạn.

Ngoài đào tạo tiêu chuẩn, chuyên ngành còn có chương trình chất lượng cao đào tạo bằng tiếng Anh và chương trình đào tạo theo mô hình tiên tiến Nhật Bản. Chuyên ngành trang bị cho sinh viên những kiến thức tổng quan về kinh doanh quốc tế. môi trường, pháp luật trong kinh doanh quốc tế. Giúp sinh viên tiếp cận, có hướng giải quyết các vấn đề cụ thể trong hoạt động kinh doanh quốc tế.

Điểm chuẩn Đại học Ngoại thương 2021 cụ thể như sau:

Điểm chuẩn Đại học Ngoại thương 2021.

Điểm trúng tuyển của các nhóm ngành tuyển sinh tại Cơ sở Quảng Ninh (ngành Kế toán, ngành Kinh doanh quốc tế) cho các tổ hợp A00, A01, D01, D07 đều là 24 điểm.

Thí sinh trúng tuyển sẽ nhập học và đăng ký ngành/chuyên ngành trong ba ngày 21 - 23/9.

Năm 2021, Trường Đại học Ngoại thương có chỉ tiêu tuyển sinh là 3.990 tại cả 3 cơ sở Hà Nội, TP.HCM và Quảng Ninh.

Phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021 chiếm 30% chỉ tiêu.

Năm 2021 cũng là năm đầu tiên Trường Đại học Ngoại thương thực hiện tuyển sinh đại học chính quy theo 6 phương thức và tuyển sinh mới 2 chương trình chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh là Luật Kinh doanh quốc tế theo mô hình thực hành nghề nghiệp và Tiếng Anh thương mại.

Thí sinh tại TP.HCM làm bài thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Ảnh: Mỹ Quỳnh

Điểm chuẩn Đại học Ngoại thương: Nhóm ngành dẫn đầu - Kinh tế Quốc tế, Kinh tế và Luật

Năm 2020, nhóm ngành Kinh tế và Quản trị Kinh doanh của Trường Đại học Ngoại thương cơ sở TP.HCM có điểm trúng tuyển tổ hợp A00 cao nhất là 28.15 điểm, tính trung bình 9.3 điểm/môn. Tại cơ sở Hà Nội, điểm chuẩn nhóm ngành Kinh tế, Kinh tế Quốc tế là 28 điểm còn cơ sở Quảng Ninh lấy điểm chuẩn 20 cho tất cả tổ hợp xét tuyển.

Năm 2019, điểm chuẩn cao nhất cả ba cơ sở của Đại học Ngoại thương đều thuộc về nhóm ngành Kinh tế và Quản trị Kinh doanh.

Năm 2018, nhóm ngành Kinh tế, Kinh tế Quốc tế và Luật, nhóm ngành Kinh doanh Quốc tế và Quản trị Kinh doanh Quốc tế và nhóm ngành Kinh tế và Quản trị Kinh doanh của cơ sở TP.HCM có điểm trúng tuyển tổ hợp A00 cao nhất lần lượt là 24.1, 24.1 và 24.25.

Cơ sở Hà Nội thì nhóm ngành Kinh tế, Kinh tế Quốc tế và Luật và nhóm ngành Kinh doanh Quốc tế, Quản trị Kinh doanh có điểm chuẩn cao nhất là 24.1 điểm. Cơ sở Quảng Ninh có điểm chuẩn 17 cho tất cả tổ hợp xét tuyển.

Năm 2017, điểm chuẩn cao nhất vào trường tại cơ sở Hà Nội là 28.25 (ngành Kinh tế, Kinh tế quốc tế, Luật). Cơ sở Quảng Ninh lấy điểm chuẩn 18.75 cho tất cả tổ hợp xét tuyển.

Cơ sở TP.HCM lấy điểm chuẩn 28.25 cho tổ hợp A00. Các tổ hợp còn lại lấy điểm chuẩn là 27.25.

Chia sẻ với báo chí về điểm chuẩn Đại học Ngoại thương năm 2021, PGS.TS Vũ Thị Hiền, Trưởng phòng Đào tạo, trường Đại học Ngoại thương cho biết, các thí sinh muốn xét tuyển vào trường bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT, điều kiện điểm trung bình chung học tập của từng năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12 từ 7,0 trở lên, hạnh kiểm từ Khá trở lên, đạt điểm sàn tối thiểu từ 23,8 điểm/tổ hợp xét tuyển trở lên.

Trưởng phòng Đào tạo Đại học Ngoại thương nhận định, với những thí sinh đạt mức điểm bằng, tương đương với mức điểm chuẩn năm 2020 hoàn toàn có cơ hội trúng tuyển vào trường.

Với phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp để xét tuyển, năm nay, điểm sàn cho mọi tổ hợp xét tuyển tại cơ sở Hà Nội và cơ sở TP.HCM là 23,8 điểm. Tại cơ sở Quảng Ninh, điểm sàn là 20, tăng 2 điểm so với năm trước.

Ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Đây là ngành mới thêm vào chương trình đào tạo, xây dựng trên cơ sở ở Logistic và quản lý chuỗi cung ứng của các trường đại học tiên tiến trên thế giới. Điểm nổi bật của ngành học là mô hình học tập và trải nghiệm thực tiễn.

Tính ứng dụng trong học tập rất cao bởi được đào tạo theo chứng chỉ của Liên đoàn vận tải thế giới. Trong quá trình học, sinh viên được tổ chức đi tham quan các cảng biển, kho lưu hàng, trạm thông quan… Sinh viên có thể dễ dàng thích nghi với môi trường quốc tế đa văn hóa sau khi tốt nghiệp.

Phương thức 1.  Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT dành cho thí sinh tham gia/đoạt giải trong kỳ thi HSG/thi KHKT quốc gia, đạt giải trong kì thi HSG cấp tỉnh/thành phố lớp 11 hoặc 12. Thí sinh thuộc hệ chuyên của trường THPT trọng điểm quốc gia/THPT chuyên.

Phương thức 2. Xét tuyển kết hợp giữa Chứng chỉ Ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập/chứng chỉ năng lực quốc tế dành cho thí sinh hệ chuyên và hệ không chuyên. Áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và các chương trình Chất lượng cao Ngôn ngữ thương mại.

Phương thức 3. Xét tuyển kết hợp giữa Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và ngôn ngữ thương mại.

Phương thức 4. Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 theo các tổ hợp môn. Áp dụng cho các chương trình tiêu chuẩn và định hướng nghề nghiệp quốc tế.

Phương thức 5. Xét tuyển dựa trên kết quả các kì thi Đánh giá năng lực do ĐHQG Hà Nội ĐHQG TP.HCM tổ chức trong năm 2023. Áp dụng cho 5 chương trình tiêu chuẩn.

Phương thức 6. Xét truyển thẳng được thực hiện theo quy đinh của Bộ GD&ĐT.