Có thể nói, đó là một câu hỏi muôn thủa của tất cả chúng ta, nhất là trong điều kiện kinh tế càng ngày càng phát triển như hiện nay và sự tách biệt giữa người giàu, người nghèo ngày càng sâu sắc.

Nhiều chính sách hỗ trợ, chăm lo cho người nghèo

Cập nhật ngày: 01/10/2024 05:31:13

ĐTO - Thời gian qua, huyện Hồng Ngự tập trung các giải pháp phát huy hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện. Thông qua công tác hỗ trợ vốn vay, đào tạo nghề, giải quyết việc làm và triển khai nhiều mô hình giảm nghèo gắn với thực hiện các chính sách an sinh xã hội... góp phần giúp nhiều hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện phát triển kinh tế, từng bước vươn lên ổn định đời sống.

Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Thường Lạc (huyện Hồng Ngự) trao tặng thẻ bảo hiểm y tế cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương

Để thực hiện đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo và không phát sinh nghèo mới, UBND huyện chỉ đạo các phòng, ban, ngành huyện, UBND xã, thị trấn lồng ghép công tác giảm nghèo với thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng; kế hoạch đào tạo nghề cho người lao động nông thôn và giải quyết việc làm sau đào tạo.

Trên cơ sở kết quả điều ra hộ nghèo đa chiều đầu giai đoạn 2022 - 2025, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp, hướng dẫn các xã, thị trấn lập danh sách cụ thể theo các chiều thiếu hụt và đề ra giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ họ tiếp cận các nguồn lực để vươn lên thoát nghèo theo từng năm. Cùng với đó, tập trung hỗ trợ người nghèo tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản như: việc làm, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch. Đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, hướng dẫn hộ nghèo cách làm ăn, tạo môi trường thuận lợi để hộ nghèo, cận nghèo phát triển kinh tế.

UBND huyện chỉ đạo UBND các xã, thị trấn khảo sát những hộ nghèo, cận nghèo có ý chí vươn lên thoát nghèo và hộ mới thoát nghèo chí thú làm ăn, lập hồ sơ hỗ trợ nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Đồng thời chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp các ngành huyện, UBND cấp xã thẩm định và cho hộ gia đình cam kết sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích. Bên cạnh nguồn vốn được tỉnh hỗ trợ, huyện Hồng Ngự còn đẩy mạnh công tác hỗ trợ vốn cho vay giải quyết việc làm cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo từ nguồn ngân sách địa phương.

Hàng năm, UBND các xã, thị trấn rà soát danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo đang quản lý; phối hợp Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện thẩm định hồ sơ các đối tượng đủ điều kiện nhằm kịp thời hỗ trợ vốn vay. Từ năm 2021 đến nay, toàn huyện có 3.741 hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo vay hơn 206 tỷ đồng để sản xuất, chăn nuôi... góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

Cùng với cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn huyện tích cực triển khai nhiều hoạt động đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ người nghèo của địa phương. Phát huy vai trò của các cấp Hội trong việc hỗ trợ hội viên, phụ nữ nghèo phát triển kinh tế, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Hồng Ngự và các cơ sở Hội hỗ trợ cho 708 hội viên, phụ nữ tiếp cận nguồn vốn vay hơn 5,5 tỷ đồng từ Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế của Hội LHPN tỉnh. Bên cạnh đó, các cấp Hội trên địa bàn huyện duy trì hiệu quả 39 Tổ phụ nữ góp vốn xoay vòng giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, với 644 thành viên. Từ đầu năm 2024 đến nay, các tổ đã huy động được gần 934 triệu đồng và giúp đỡ vốn không lãi suất cho 442 thành viên.

Theo đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Vân - Chủ tịch Hội LHPN huyện Hồng Ngự, ngoài việc hỗ trợ hội viên, phụ nữ nghèo được vay, mượn vốn, các cấp Hội thường xuyên chia sẻ những kinh nghiệm trong lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt và kinh doanh; tổ chức dạy nghề, truyền nghề, giới thiệu việc làm với thu nhập ổn định. Đến tháng 9/2024, Hội LHPN huyện phối hợp Trung tâm giáo dục nghề nghiệp huyện mở 8 lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp cho 197 hội viên, phụ nữ thuộc hộ nghèo, cận nghèo; giới thiệu việc làm với thu nhập bình quân từ 3,5 triệu - 5 triệu đồng/tháng cho trên 150 lượt hội viên, phụ nữ. Đồng thời, các cấp Hội trong huyện còn vận động kinh phí xã hội hóa gần 3 tỷ đồng trao tặng hơn 6.400 suất quà cho hội viên, phụ nữ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo ở địa phương.

Theo UBND huyện Hồng Ngự, nhờ sự chung tay của cả hệ thống chính trị, triển khai kịp thời những chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện qua từng năm. Năm 2021, toàn huyện có 1.624 hộ nghèo, chiếm 4,43%. Ước đến cuối năm 2024, hộ nghèo giảm còn 721 hộ, chiếm 1,98% (bình quân hàng năm giảm từ 0,76 - 1,29%).

Đồng chí Huỳnh Văn Tài - Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Hồng Ngự cho biết: “Với quyết tâm thực hiện công tác giảm nghèo bền vững, thời gian tới, huyện Hồng Ngự đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hộ nghèo, cận nghèo nâng cao nhận thức tự lực vươn lên thoát nghèo; tích cực tham gia học nghề, tìm việc làm và nâng cao thu nhập. Bên cạnh đó, UBND huyện, các đơn vị trực thuộc tiếp tục thực hiện tốt chính sách hỗ trợ vốn vay, phát huy hiệu quả các mô hình, dự án giảm nghèo. Huy động các nguồn lực triển khai các hoạt động an sinh xã hội, nhất là chăm lo giúp hộ nghèo, cận nghèo ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo”.

Nghị quyết số 76 /2014/QH13 về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020 đã được Quốc hội khóa 13 thông qua ngày 24-6-2014 tại kỳ họp thứ bảy. Có thể thấy, cùng với  thực hiện các mục tiêu giảm nghèo bền vững, ưu tiên phân bổ nguồn lực và các cơ chế, chính sách cho công tác giảm nghèo..., thì công tác nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe và chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) để bảo đảm tăng cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế cho người nghèo, người cận nghèo được xem là một “điểm sáng”, kết quả nổi bật trong sáu năm thực hiện Nghị quyết 76.

Theo mục tiêu đặt ra của Nghị quyết số 76, phải bảo đảm ít nhất 90% hộ cận nghèo tham gia BHYT, 70% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế, hơn 90% trạm y tế xã có đủ điều kiện khám bệnh, chữa bệnh BHYT, điều chỉnh cơ cấu đầu tư cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và chính sách BHYT để bảo đảm tăng cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, người cận nghèo.

Báo cáo  của Chính phủ về kết quả sáu năm thực hiện Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc hội cho thấy, đến năm 2018 đã có 2.308.000 người thuộc hộ cận nghèo tham gia BHYT, chiếm khoảng 95,3%; đến năm 2019 có 2.327.000 người thuộc hộ cận nghèo tham gia BHYT, chiếm khoảng 96%, vượt chỉ tiêu đề ra. Có kết quả nêu trên là do phần lớn các địa phương đều xây dựng chính sách giảm nghèo đặc thù và có chính sách hỗ trợ thêm mức đóng thẻ BHYT cho các đối tượng thuộc hộ gia đình cận nghèo từ các nguồn kinh phí tại ngân sách địa phương và các tổ chức khác, ngoài phần được ngân sách hỗ trợ 70%. Như, tại Hà Nội, thực hiện hỗ trợ 100% mức đóng BHYT cho hộ nghèo, hộ cận nghèo (không phân biệt có thiếu hụt tiếp cận dịch vụ y tế hay không); ngoài ra còn hỗ trợ 100% mức đóng BHYT cho thành viên hộ nghèo sau khi được công nhận thoát cận nghèo (tối đa 36 tháng sau khi thoát cận nghèo). Tại tỉnh Bình Dương ban hành chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020 riêng của tỉnh cao hơn mặt bằng cả nước, trong đó, ngoài việc hỗ trợ 100% thẻ BHYT  cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, từ ngày 1-5-2019 đến 13-1-2020, Bình Dương còn có chính sách hỗ trợ BHYT cho nhóm học sinh, sinh viên tới 30% ngoài mức hỗ trợ tối thiểu 30% từ ngân sách Nhà nước, nâng mức hỗ trợ lên tới 60% (học sinh, sinh viên chỉ còn phải đóng 40% kinh phí tham gia BHYT); đối với nhóm hộ gia đình nông - lâm - ngư nghiệp có mức sống trung bình, ngoài phần ngân sách Nhà nước hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng theo quy định, được hỗ trợ thêm 70%, nâng tổng mức hỗ trợ lên 100%; đối với thành viên hộ gia đình tham gia BHYT chưa được hỗ trợ từ ngân sách, được hỗ trợ thêm 20%, cho nên chỉ còn phải đóng 80% kinh phí tham gia BHYT; người nhiễm HIV khi tham gia BHYT được hỗ trợ 100% mệnh giá thẻ...

Hay, tại Vĩnh Phúc, cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản về chính sách hỗ trợ cho các đối tượng chính sách, như: hỗ trợ cho 100% người cận nghèo tham gia BHYT từ năm 2013; hỗ trợ phần cùng chi trả khám, chữa bệnh BHYT, tiền ăn, tiền đi lại cho người nghèo, người bị ung thư, chạy thận nhân tạo khi điều trị nội trú; ban hành Đề án thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2014-2015 và 2020; cấp thẻ BHYT cho người nghèo, người cận nghèo và người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn...

Đồng thời, cơ sở vật chất của các trạm y tế xã từng bước được đầu tư nâng cấp. Đến hết năm 2019, đã có 90,2% số trạm y tế xã, phường, thị trấn có bác sĩ làm việc, tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế là 91,4%, hơn 90% số xã có đủ điều kiện khám, chữa bệnh BHYT, đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết 76 đề ra.

Theo quy định của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, từ ngày 1-1-2016, người có thẻ BHYT đăng ký ban đầu tại các cơ sở y tế tuyến huyện được quyền lựa chọn khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế tuyến huyện khác trên địa bàn tỉnh mà không cần giấy chuyển viện.

Người có thẻ BHYT được khám, chữa bệnh trái tuyến tại các bệnh viện tuyến huyện trên toàn quốc, được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh. Đồng thời, mở thông tuyến khám, chữa bệnh BHYT đến tuyến tỉnh và tuyến Trung ương trong phạm vi cả nước đối với người thuộc hộ gia đình nghèo và người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, người đang sinh sống tại các xã đảo, huyện đảo...

Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện vẫn còn một số hạn chế, khó khăn. Thực tế, chất lượng khám, chữa bệnh BHYT vẫn chưa đáp ứng sự hài lòng của người bệnh, nhất là tại y tế tuyến cơ sở. Người dân vẫn còn chưa hài lòng với thủ tục trong khám, chữa bệnh, trong chuyển tuyến, trong thanh toán BHYT. Nhóm đối tượng người cận nghèo là người có thu nhập thấp, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, nên khả năng tham gia BHYT còn hạn chế, mặc dù đã được ngân sách hỗ trợ tới 70% mệnh giá thẻ. Trong khi đó, nhận thức của nhiều hộ gia đình về chính sách BHYT còn hạn chế, có tư tưởng lựa chọn người, chỉ khi nào ốm đau mới tham gia BHYT. Các địa bàn nghèo phần lớn thuộc các tỉnh nhận hỗ trợ, phân bổ từ ngân sách Trung ương cho nên việc bố trí ngân sách địa phương để đầu tư cho các trạm y tế cấp xã hiện rất khó khăn...

Để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo theo Nghị quyết 76 của Quốc hội đề ra, phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm xuống dưới 3% theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020; hạn chế thấp nhất tình trạng tái nghèo, phát sinh nghèo..., hiện các bộ, ngành, địa phương đang tăng cường đẩy mạnh các giải pháp, triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách giảm nghèo, trong đó, tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ về y tế, hỗ trợ hộ cận nghèo tham gia BHYT, bảo đảm tăng cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, người cận nghèo...

Theo báo cáo của Bộ Y tế, cùng với việc cải cách thủ tục, quy trình khám, chữa bệnh, quy định “thông tuyến” trong Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT đã tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người tham gia BHYT trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế cao. Năm 2018, đã sử dụng khoảng 31.140 tỷ đồng, năm 2019 sử dụng khoảng 32.300 tỷ đồng chi sự nghiệp y tế (chiếm khoảng 35%) để hỗ trợ người nghèo, các đối tượng chính sách tham gia BHYT, góp phần đạt tỷ lệ 89,6% dân số tham gia BHYT vào tháng 8-2019 (hoàn thành trước bốn năm so mục tiêu Quốc hội đặt ra là đến năm 2020 đạt ít nhất 80% dân số tham gia BHYT)./.