Nhà Tâm Lý Học Nổi Tiếng Việt Nam
Tâm lý học (tiếng Anh: psychology) là ngành khoa học nghiên cứu về tâm trí và hành vi[1][2], tìm hiểu về các hiện tượng ý thức và vô thức, cũng như cảm xúc và tư duy. Đây là một bộ môn học thuật với quy mô nghiên cứu rất sâu rộng.
Ghi chú về Chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn
Thông tin/ profile đầy đủ và mới nhất của Đinh Đoàn được nguoinoitieng.tv cập nhật liên tục. Các thông tin về Chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn có thể chưa đủ hoặc chưa chính xác và chỉ mang tính tham khảo, nếu bạn thấy thông tin là chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: [email protected]
Hội Tâm lý học Việt Nam là tổ chức xã hội nghề nghiệp của các nhà Tâm lý học Việt Nam. Được thành lập vào tháng 5/2013 với tên gọi ban đầu là Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam. Đến tháng 11/2019 Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam được đổi tên thành Hội Tâm lý học Việt Nam.
Ngày 19 tháng 11 năm 2019, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ra Quyết định số 1015/QĐ-BNV cho phép đổi tên hội Tâm lý học xã hội Việt Nam thành Hội Tâm lý học Việt Nam và phê duyệt Điều lệ Hội Tâm lý học Việt Nam. Đây là một trong những sự kiện đặc biệt có tính lịch sử đối với Tâm lý học Việt Nam. Sau hơn nửa thế kỷ hành thành và phát triển, Tâm lý học ở Việt Nam đã có một Hội nghề nghiệp đầy đủ. Những người nghiên cứu, giảng dạy và ứng dụng Tâm lý học ở Việt Nam đã một không gian đủ cho các phân ngành Tâm lý học hoạt động và phát triển. Với sự kiện này, Tâm lý học Việt Nam đã đầy đủ tư cách, điều kiện để tham gia các tổ chức và hội nhập với Tâm lý học thế giới.
Việc đổi tên hội Tâm lý học xã hội Việt Nam thành hội Tâm lý học Việt Nam cũng là điều kiện tốt để những người nghiên cứu, giảng dạy và ứng dụng Tâm lý học ở Việt Nam hoạt động nghề theo qui chuẩn đạo đức – Một vấn đề mà từ trước đến nay ở Việt Nam chưa được quan tâm nhiều. Khi những người làm Tâm lý học ở Việt Nam hoạt động theo các qui chuẩn đạo đức nghề thì hoạt động nghề Tâm lý học sẽ đạt hiệu quả tốt hơn, đảm bảo tính khoa học và nhân văn hơn, tạo điều kiện để chúng ta tiếp cận tốt hơn với Tâm lý học thế giới.
Việc đổi tên hội Tâm lý học xã hội Việt Nam thành Hội Tâm lý học Việt Nam sẽ góp phần để Hội Tâm lý học Việt Nam hợp tác chặt chẽ hơn với Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam, với Hội Tâm lý học lâm sàng trong các hoạt động nghề nghiệp. Hội Tâm lý học Việt Nam luôn trân trọng và học tập kinh nghiệm xây dựng hội của Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam. Trong thời gian tới, Hội Tâm lý học Việt Nam sẽ cùng với Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam, với Hội Tâm lý học lâm sàng tổ chức các hội thảo quốc gia và quốc tế, sẽ cũng giải quyết những vấn đề tâm lý của xã hội đặt ra, cùng nhau xây dựng một nền Tâm lý học Việt Nam – Một nền tâm lý phản ánh tâm lý của con người và xã hội Việt Nam, phản ánh những khía cạnh tâm lý của thực tiễn cuộc sống của một đất nước đang biến đổi trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Tư tưởng chỉ đạo và khẩu hiệu hành động của Hội Tâm lý học Việt Nam là “Liên kết, Hợp tác và Phát triển”. Với tinh thần này chúng tôi mong muốn Hội Tâm lý học Việt Nam và Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam, Hội Tâm lý học lâm sàng sẽ phối hợp với nhau tốt hơn vì mục tiêu phát triển Tâm lý học Việt Nam.
(1) Phát triển nền tâm lý học ở Việt Nam.
(2) Đưa ngành Tâm lý học Việt Nam hòa nhập với nền tâm lý học khu vực, quốc tế.
(3) Tiến hành các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và ứng dụng tâm lý học vào cuộc sống phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Hiện đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ ngành Tâm lý học và Quản lý giáo dục, bồi dưỡng chứng chỉ chuyên môn về tâm lý học và quản lý giáo dục.
Hội Tâm lý học Việt Nam hợp tác với các Hội Tâm lý học quốc tế như: Hội Tâm lý học Hàn Quốc; Hội Tâm lý học Mỹ; Hội Tâm lý học Úc; Hội Tâm lý học Anh; Hội Tâm lý học Ba Lan; Hội Tâm lý học New zealand. Hội Tâm lý học Việt Nam có quan hệ hợp tác với nhiều trường đại học trên thế giới.
Đến năm 2022, Hội Tâm lý học Việt Nam đã thực hiện được trên dưới 50 hội thảo trong nước và quốc tế về Tâm lý học. Phối hợp với các Viện, Học viện, Trường Đại học trong và ngoài nước thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học. Đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn cho các nhà tâm lý học, cấp chứng chỉ nghề nghiệp. Cung cấp dịch vụ tham vấn, trị liệu cho các trường, bệnh viện và xã hội...
Tính đến năm 2022, hội đã có hơn 1.000 hội viên thuộc 32 chi hội và 8 viện trực thuộc. Có 7 Giáo sư, hơn 100 Phó Giáo sư, hơn 300 Tiến sĩ và hơn 500 Thạc sĩ.
Tạp chí Hội Tâm lý học Việt Nam là diễn đàn khoa học cho các nhà chuyên môn và xã hội, nơi công bố các nghiên cứu lý luận và thực tiễn về Tâm lý học. Định kỳ 1 số/tháng, 1 số tiếng Anh/năm. Được tính 1 điểm bởi Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước ngành Tâm lý học.
Tạp chí là diễn đàn khoa học của các nhà tâm lý học Việt Nam đã và đang thực hiện hoạt động giảng dạy, nghiên cứu và ứng dụng tâm lý học vào cuộc sống ở các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu, cá cơ sở ứng dung tâm lý học tại Việt nam. Tạp chí Tâm lý họcViệt Nam giới thiệu những kết quả nghiên cứu lý luận và nghiên cứu ứng dụng của các nhà tâm lý học trong và ngoài nước. Phổ biến các tri thức tâm lý học vào các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm tích cực hóa hoạt động của con người phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong 10 năm hoạt động, Tạp chí Tâm lý học Việt Nam luôn thực hiện tốt Luật Báo chí; thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của Tạp chí; thực hiện đúng quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo. Tạp chí được xuất bản theo đúng định kỳ, nộp lưu chiểu theo quy định. Cán bộ làm công tác tạp chí được thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp.
Tạp chí đã đạt được nhiều thành tựu trong việc công bố những kết quả nghiên cứu khoa học có chất lượng. Chất lượng chuyên môn của các bài viết được đăng trên Tạp chí ngày càng được nâng cao do tạp chí yêu cầu cao hơn đối với bài viết, đồng thời phản biện, biên tập viên luôn làm việc tận tình, góp ý chi tiết, tạo điều kiện thuận lợi cho các tác giả chỉnh sửa. Các bài viết đăng trên Tạp chí được thực hiện theo quy chuẩn của bái tạp chí quốc tế về bố cực và yêu cầu chất lượng. Hàng năm tạp chí có 1 số tiếng Anh (thường vào tháng 12 của năm).
Tạp chí được các cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên ngành tâm lý học đánh giá cao về chất lượng khoa học, tính nghiêm túc trong biên tập và phản biện; cho đó là tài liệu tham khảo bổ ích cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và tích lũy tri thức. Tạp chí Tâm lý học thực sự trở thành cơ quan ngôn luận của Viện Tâm lý học, là diễn đàn khoa học của ngành Tâm lý học và của bạn đọc quan tâm đến khoa học tâm lý.
Tạp chí Tâm lý học Việt Nam được Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước ngành Tâm lý học tính điểm tối đa là 1 điểm và là một trong số ít những tạp chí được Quỹ Khoa học và Công nghệ công nhận các bài công bố của các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ ngành Tâm lý để đủ điều kiện thành lập Hội đồng nghiệm thu.
Mô hình hoạt động, cách thức xuất bản, phát hành
- Tên gọi: Tạp chí Tâm lý học Việt Nam
- Ngôn ngữ thể hiện: Tiếng Việt và tiếng Anh (1 số)
- Kỳ hạn xuất bản: 01 tháng/kỳ;
Nguồn: Facebook Hội Tâm lý học Việt Nam - VAPvà tapchitamlyhocvietnam.com
Chuyên mục “Cửa sổ tình yêu” trên VOV đã trở nên quen thuộc với nhiều thính giả nghe đài. Và một trong những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa đó là chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn.
Chính thức lên sóng để đến với thính giả vào năm 1999, chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn vẫn trẻ như ngày nào với những câu chuyện tình yêu không bao giờ dứt của khán thính giả cả nước.
Đã ngoài 50 tuổi, nhưng chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn thường xuyên được các bạn gọi điện đến cho chương trình gọi là “anh" bởi dường như những người làm nghề tư vấn đều không có tuổi. Những câu chuyện khó nói, những tâm sự thầm kín họ mang ra chia sẻ với Cửa sổ tình yêu để không chỉ được lắng nghe mà còn được tư vấn.
Anh Chánh Văn chuyên gỡ rối cho học trò
Những độc giả là fan ruột của báo Hoa Học Trò hẳn đều biết đến nhân vật anh Chánh văn. Hài hước, thường xuyên giải đáp những thắc mắc trên trời dưới biển của học trò, anh Chánh Văn đã trở nên nổi danh là người bạn lớn của nhiều cô cậu ở tuổi ô mai.
Anh Chánh Văn một thời của Hoa Học Trò.
Và một trong những anh chánh lâu đời nhất của Hoa Học Trò hiện nay chính là Hoàng Anh Tú (sinh năm 1978) từng tốt nghiệp trường ĐH Sân khấu Điện ảnh. Một anh Chánh Văn vui vẻ, lém lỉnh và sâu sắc nhưng cũng đã từng là một cậu bé nhút nhát và phải thi lại môn Văn.
12 năm với danh xưng anh Chánh Văn trên báo Hoa Học Trò, anh Hoàng Anh Tú đã giải đáp không ít thắc mắc, gỡ rối cho thế hệ tuổi teen. Những câu trả lời của anh đều rất nhẹ nhàng và có phần hài hước, không giáo huấn mà chỉ như lời thủ thỉ tâm tình giữa những người bạn. Đặc biệt là phần chat với anh đang được rất nhiều bạn yêu mến vì sự dí dỏm và đặc sắc.
Chị Thanh Tâm: Luôn luôn lắng nghe
Từ một chuyên mục giao lưu cùng độc giả của báo Phụ nữ, chị Thanh Tâm đã trở thành một người bạn đồng hành tin cậy của mọi người trước những trăn trở về tình yêu, giới tính, gia đình…
Ra đời vào năm 1970, đã hơn 40 năm trôi qua, chuyên mục tư vấn mang tên “chị Thanh Tâm” đã trở thành món ăn tinh thần của nhiều người. Những thắc mắc nhỏ to trong chuyện tình cảm gia đình, chuyện tình yêu, đến những chuyện nhạy cảm hơn như giới tính, chuyện chăn gối… đều được chị Thanh Tâm đón nhận và giải đáp nhiệt tình.
Chuyên gia tư vấn Nguyễn Thị Liễu.
Và ít ai biết rằng một trong những "chị Thanh Tâm" lâu năm nhất của chuyên mục này chính là chuyên gia tư vấn Nguyễn Thị Liễu, người đã có 36 năm làm trên báo Phụ nữ. Hiện chị là một trong những Thanh Tâm trên Tổng đài tâm sự của báo.
Đến năm 2010, khi chị Thanh Tâm chính thức nhận tư vấn qua điện thoại, thì tính trung bình một năm, đường dây tư vấn đã kết nối với khoảng 37.000 lượt cuộc gọi với gần 250.000 phút tư vấn.
Không kể thời gian, “luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”, chị Thanh Tâm đã trở thành người bạn tin cậy để mọi người chia sẻ những câu chuyện của mình.
Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Mùi
Là một trong số những người đầu tiên xuất hiện trong chương trình Cửa sổ tình yêu của VOV, chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Mùi luôn nhận được sự yêu mến và tin tưởng từ khán thính giả.
Chuyên gia tư vấn Nguyễn Thị Mùi.
Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Mùi hiện đang là giảng viên khoa Tâm lý sư phạm ĐH Sư phạm Hà Nội. Cùng với thạc sĩ Đinh Đoàn và bác sĩ Hoàng Thúy Hải, họ đã làm thành bộ ba ăn ý của Cửa sổ tình yêu ngay từ những ngày đầu lên sóng trên VOV.