Xem phim Ánh Dương Lòng Tôi - Tập 14 HD Vietsub Thuyết minh. ( Vầng Dương Sáng Tỏ ) - Bố của nam chính Paramee có nhân tình Netchela. Và vì cô nhân tình này, Paramee và mẹ bị đuổi khỏi nhà. Mẹ của Paramee sau đó không qua khỏi. 20 năm sau, Paramee trở lại với kế hoạch trả thù. Anh muốn đòi lại tất cả những đau đớn tủi nhục mà mẹ con anh đã phải trải qua. Anh quyết định quyến rũ Netchela nhưng Paramee lại phải lòng Naen, một ... [Xem thêm]

Trẻ em xem phim của tôi mới chịu ăn, chịu ngủ

- Anh nói gì về lượt view của phần 5 "Người trong giang hồ" đạt được trong vòng 1 tháng không hề thua kém Sơn Tùng M-TP?

- Người trong giang hồ đã ra đến 5 phần, nhưng tôi cảm nhận đến phần 4 mới thật sự là cột mốc đánh dấu hướng đi của tôi trong việc sản xuất các phim ca nhạc là đúng đắn.

Trước khi ra phần 5, tôi kỳ vọng trong vòng 3 - 4 tuần sẽ đạt được 20 triệu lượt xem, không ngờ con số đạt được hơn gấp đôi. Điều này khiến tôi thật sự bất ngờ và tin rằng chuỗi sản phẩm này thành công.

Khi ra mắt 3 phần đầu, tôi cảm nhận mình chưa được chú ý lắm. Đến khi nhân vật Trần Hạo Nam của phần 4 được yêu thích, mọi người mới tìm lại các phần trước để xem. Đến nay phần 3 cũng đã được 60 triệu lượt xem.

- Nhân vật Trần Hạo Nam xuyên suốt series phim ca nhạc này được anh hình thành như thế nào?

- Ngày xưa, tôi có thích một nhân vật Trần Hạo Nam trong phim của hãng TVB Hong Kong. Nhân vật này giống hệt với tôi ngoài đời, luôn sống vì tình nghĩa, vì anh em. Tuy nhiên ngoài tên gọi giống nhau, tôi không bắt chước hay xào nấu bất cứ thứ gì.

Khi xây dựng kịch bản, tôi muốn làm theo kiểu phim xã hội nhưng không muốn nội dung quá nặng nề, nhiều hình ảnh bạo lực mà nhất định phải có yếu tố gây cười. Tôi nghĩ đây là ưu điểm của các loạt phim ca nhạc gắn liền với tên tuổi của mình.

Nhân vật Trần Hạo Nam trong series Người trong giang hồ rất được khán giả, đặc biệt là trẻ em yêu thích. Ảnh: NVCC.

- Theo anh, đối tượng chính theo dõi và ủng hộ series "Người trong giang hồ" là ai?

- Đối tượng theo dõi Người trong giang hồ cũng như yêu thích Lâm Chấn Khang chủ yếu là... con nít. Nếu người lớn đi xem ca nhạc, họ chỉ đi một mình. Còn nếu các bé đi xem phải có phụ huynh đi kèm, do đó tôi có cơ hội chinh phục thêm một lượng fan khác.

Do đó, tôi xác định đúng đối tượng mình phải phục vụ và nuôi dưỡng là ở lứa tuổi, tầng lớp nào.

- Nội dung phim khắc họa những màn đối đầu của các băng nhóm giang hồ, có nhiều cảnh sử dụng súng. Liệu điều này có thích hợp cho các em nhỏ?

- Nếu xem kỹ, những cảnh quay đó đều mang ý nghĩa cái thiện chiến thắng cái ác, cho những đứa trẻ hiểu đâu là những việc làm sai trái và nhân vật Trần Hạo Nam sẽ là người đi đấu tranh giành lại lẽ phải. Chúng tôi hoàn toàn không dạy cho các em làm những chuyện không hay hay sử dụng vũ khí.

Kịch bản trong phần 5 tôi nghĩ rất nhân văn, đề cập đến vấn đề bắt cóc trẻ con đang rất nóng, qua đó dạy cho các bé tránh bị người xấu dụ dỗ. Tôi đi diễn nhiều nơi, nhiều phụ huynh khen series của tôi rất ý nghĩa, dạy con của họ trở nên mạnh mẽ.

Dĩ nhiên, khi các em xem đi xem lại giúp phim của tôi tăng views rất nhanh. Có người “trách vui” tôi ra phim khiến con họ ăn cũng xem, trước khi ngủ cũng xem nếu không sẽ khóc, hóa đơn tiền điện vì vậy cũng tăng.

- Trung bình mỗi phần, anh đầu tư hết chi phí bao nhiêu?

- Hai phần đầu được đầu tư không đáng kể. Đến phần 3, tôi bắt đầu chỉn chu và kỹ lưỡng hơn. Hai phần gần đây nhất được thực hiện với chi phí cao, đặc biệt phần 5 tốn kém 700 triệu đồng. Phần lớn dùng để đầu tư bối cảnh, thực hiện kỹ xảo quay trong vòng 1 tuần.

- Khoản tiền thu lại từ YouTube có đủ để anh “thu hồi vốn?”

- Ngay lập tức thì không thể nhưng một khoảng thời gian nữa có thể sẽ trang trải đủ. Với tôi, làm phim ca nhạc là một đam mê, nhưng vẫn phải có nguồn đầu tư để nuôi dưỡng nó, nếu không có khoản thu này thì tôi không dám làm.

- Anh nói gì với những người cho rằng sản phẩm của mình là “hài nhảm”?

- Tôi chỉ cười và nói rằng: “Khi bạn làm được những điều giống tôi thì hãy đánh giá”. Thành công của tôi hiện tại được hàng chục triệu người Việt Nam công nhận.

Lâm Chấn Khang khẳng định các cảnh hành động trong phim đều mang tính tích cực. Ảnh: NVCC.

Thị trường miền Tây của tôi rất mạnh

- Sau thành công của series này, tên tuổi của anh trong làng nhạc có gì khởi sắc?

- Tôi có thêm nhiều lợi thế trong công việc, hình ảnh khác hẳn, cát-sê tăng. Trước đây, khán giả biết đến cái tên Lâm Chấn Khang qua ca khúc Phương đó hãy tha thứ cho anh, nhưng chỉ ở mức trung bình chứ chưa thể gọi là bứt phá. Thời điểm đó, nhóm người thích tôi tập trung ở các bạn trẻ, đang yêu,

Nhưng nhờ Người trong giang hồ mà tôi mở rộng thêm đối tượng trẻ em và người trung niên. Tôi được mọi người trong giới và người hâm mộ ưu ái dành cho cái tên “ca sĩ làm hài lòng ba thế hệ”. Gần đây, bộ phim Cái xác không hồn của tôi nói lên nỗi lòng của người đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan cũng rất được lòng những người lớn tuổi.

Đây là tầng lớp những người ngang tuổi mẹ tôi, trước đây cho rằng Lâm Chấn Khang chỉ hát nhạc thị trường. Nhưng gần đây, tôi đã bắt đầu lấy được lòng của họ. Đây là điều trước đây tôi chưa bao giờ nghĩ đến. Nhiều bạn bè của mẹ tôi cũng khen, khiến mẹ tôi rất tự hào.

- Thời điểm này ngoài các tỉnh miền Tây anh còn có những thị trường chính nào?

- Không phải nói quá, nhưng thị trường miền Tây của tôi lúc này rất mạnh. Không chỉ cuối tuần mà ngày nào cũng có lịch diễn.

Trong 2 năm trở lại đây, tôi dần đến các tỉnh miền Trung và miền Bắc. Nếu miền Tây được 10 phần thì hai miền còn lại cũng được 7, 8. Tất cả đều nhờ sức hút của Người trong giang hồ.

Có thời điểm lịch diễn các tỉnh phía Nam và diễn nước ngoài kín mít, khiến khán giả 2 miền còn lại “mắng vốn”. Nhưng có lẽ tôi là người miền Tây, có gia đình ở đây nên tôi có phần ưu ái.

Nam ca sĩ đầu tư nhiều yếu tố hài hước trong những bộ phim ca nhạc của mình. Ảnh: NVCC.

- Anh có ý tưởng tấn công vào những thị trường nhạc trẻ của Noo Phước Thịnh, Đông Nhi?

- Nhiều người hỏi tôi sao không lên truyền hình, thi game show để “xâm chiếm” thị trường của người này, người kia. Nhưng với tôi, “rừng nào cọp nấy”, mỗi người phải thống trị một lĩnh vực.

Ví dụ tôi là vua của khu rừng này nhưng khi qua khu rừng khác, tôi chỉ là một con tốt. Ngược lại, chưa chắc vua của nơi khác đến thị phần của tôi có thể vượt tôi được. Mỗi người có ưu điểm riêng, nên giữ vững quan điểm.

- Có phải anh đang nói đến biệt danh “ông vua miền Tây” của mình?

- Tên gọi đó do khán giả đặt, chứ tôi không dám tự nhận. Nhìn tôi ngoài đời có vẻ nghiêm túc, nhưng lên sân khấu như có ai nhập, không cần biết những gì xung quanh mà chỉ biết nhập tâm hát. Một tiết mục của tôi, không chỉ hát thôi mà còn phải gây cười, phải "điên". Nhờ vậy mà khán giả yêu thương vì cảm thấy vui vẻ, gần gũi.

Tôi là người miền Tây nên biết người dân ở đây muốn gì. Họ có thể rất dễ chinh phục nhưng cũng có cái khó riêng. Nhiều ca sĩ về đây diễn không được vì họ chưa thật.

Nếu ở lại với Mai cho đến đoạn credit hiện lên, khán giả sẽ thấy cái tên Bình Bồng Bột xuất hiện với tư cách biên kịch, xếp ngay dưới đạo diễn Trấn Thành. Đây là dự án anh viết 34 lần, mất 3 năm để hoàn thiện. Dù vậy, Bình Bồng Bột luôn nghĩ bản thân đơn thuần chỉ là người được Trấn Thành chọn để chấp bút cho kịch bản ấy. Nhân dịp phim ra mắt, biên kịch có nhiều chia sẻ với chúng tôi về quá trình làm phim cũng như quan điểm về sự nghiệp viết lách.

Biên kịch Bình Bồng Bột (trái) và đạo diễn Trấn Thành.

Anh từng tiết lộ viết kịch bản Tiệc Trăng Máu trong một tuần, sao lần này lại mất tới gần ba năm cho kịch bản phim Mai?

"Tiệc trăng máu" là một kịch bản remake từ Perfetti Sconosciuti. Tác phẩm gốc của Italia giữ kỷ lục Guinness cho bộ phim được làm lại nhiều nhất lịch sử điện ảnh. Sau khi lần lượt tham khảo bản gốc và các bản remake của Tây Ban Nha, Trung Quốc, Hàn Quốc, Pháp… tôi nhận thấy đa số đều giữ nguyên cấu trúc vốn gần như hoàn hảo của phim gốc, chỉ áp văn hóa của từng quốc gia vào. Vốn là một dịch giả, lại có thâm niên sử dụng ngôn ngữ bản địa để… biên tút câu like, tôi không gặp khó khăn nào trong việc chuyển thể. Chính anh Nguyễn Quang Dũng (đạo diễn Tiệc Trăng Máu) từng nói là khi nhận dự án này, nhắm mắt lại cũng thấy tôi sẽ là biên kịch cho nó.

Còn Mai là một kịch bản nguyên gốc, và là một câu chuyện rất khó kể. Trấn Thành cũng… nhắm mắt mà chọn tôi thôi. Đây là một canh bạc thật sự vì trước đó Thành chưa từng đọc bất kỳ kịch bản nào tôi viết. Khi làm Bố già, anh Diệp Thế Vinh (đạo diễn hình ảnh) đã gợi ý tên tôi cho vị trí biên kịch nhưng lúc ấy duyên chưa tới. Sau khi "Bố già" thành công vang dội, Thành lại hỏi anh Vinh ai sẽ là biên kịch cho Mai, anh Diệp Thế Vinh lại… nhiệt liệt bán tôi tiếp. Thế là Thành gọi điện cho tôi. Tôi vẫn nhớ lúc ấy đang đi qua cầu Băng Ky ở gần nhà, tôi gần như không thể tin người gọi cho tôi là người giữ kỷ lục phòng vé Việt Nam qua mọi thời đại. Anh nói: "Bình ơi, Trấn Thành đây. Không biết Bình rảnh không? Có chuyện này muốn rủ rê Bình". Lúc đó tôi cũng muốn giả vờ bận để nâng giá mình lên lắm (cười), nhưng tôi chỉ có thể nói ngay ừa, gặp nhau thôi. Hôm ấy là một ngày hè năm 2021.

Đạo diễn Trấn Thành và D.O.P Diệp Thế Vinh trên phim trường Mai.

Trấn Thành từng nói sẵn sàng trả hai tỷ cho một kịch bản. Đây phải chăng là nhuận bút của anh trong lần hợp tác này?

Lúc Thành nói câu này trên truyền hình thì tôi đã ký hợp đồng mất rồi, tiếc ghê (cười). Nhưng câu nói ấy viral lắm, thành ra trong giới đồn là Bình viết kịch bản giá cao lắm. Kết quả là từ sau đó số lời mời tôi viết kịch bản ít hẳn đi. Nếu nói tôi nghèo đi vì Thành thì cũng không ngoa, haha.

Vì Thành nói đúng, sao lại cải chính? Chúng ta đang sống trong một thời đại mà những câu nói rất hay bị cắt khỏi văn cảnh, nhất là khi nó xuất phát từ những người nổi tiếng như Thành. Hôm ấy Thành nói sẵn sàng trả 2 tỷ, miễn là biên kịch ấy phải giỏi và kịch bản phải xuất sắc. Và tôi tin không chỉ riêng Thành, các nhà làm phim Việt Nam sẵn sàng trả con số ấy nếu họ nhận được một kịch bản xuất sắc.

Vậy Mai có phải là một kịch bản xuất sắc của anh?

Mai không phải là kịch bản của tôi. Mai là kịch bản của Thành, tôi chỉ là người được Thành chọn để chấp bút cho kịch bản ấy. Nói cho đúng là thế này: từ một ý tưởng ban đầu, Mai đã lần lượt được thêm da đắp thịt bởi rất nhiều bộ não sáng tạo khác. Đây là kịch bản của cả ê kíp, và tôi biết ơn vì tất cả đã có những góp ý rất hay, khiến cho công việc của tôi trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Dễ dàng mà tốn gần ba năm? Công chúng sẽ rất tò mò là anh đã phải sửa bao nhiêu lần mới ra được kịch bản đi quay?

Sáng tạo là một lao động đặc thù, không thể lấy thời gian mà đong đếm. Trên thế giới, có những kịch bản phải trải qua cả chục năm phát triển rồi mới bấm máy được. Hạnh phúc nhất của một biên kịch theo tôi không nằm ở việc anh ta tốn bao lâu để sửa tác phẩm, bán được bao nhiêu mà nó có đến được với công chúng hay không. Và một yếu tố nữa: anh ta có vui khi làm việc không? Tôi đã hạnh phúc trong suốt thời gian làm việc. Có những lúc bốn giờ sáng, Thành gọi điện và nói ông Bình ơi tui vừa nảy ra cái ý này hay lắm, thế là tôi ngồi bật dậy, dựng cái laptop lên, canh lại đường dây và hai anh em cùng nhau "rang tôm" (brainstorm, thuật ngữ chỉ việc thảo luận sáng tạo). Thành làm việc rất ngẫu hứng, có thể họp tám tiếng đồng hồ không biết mệt. Nhưng anh cũng là người "buông bỏ" rất nhanh. Hôm trước tôi viết ra một bản đầy cảm xúc và đọc thấy rất ưng ý, ngay hôm sau anh nói thôi giờ mình làm lại từ đầu. Lần cuối cùng gửi kịch bản, tôi nhớ nó là bản thứ 34!

Một kịch bản viết ba mươi bốn lần, vậy mà anh không quạo, anh cũng giỏi "buông bỏ" đó chứ.

Chúng tôi gặp nhau ở một điểm: nếu sự thay đổi làm kịch bản hay hơn thì nhất quyết không bám chấp cái cũ. Kịch bản này đã từng có bốn cái tên khác nhau, có hơn mười đường dây khác nhau. Các nhân vật trong phim trừ hai vai chính đều thay đổi. Nhà sản xuất cũng thấy tội tôi, lúc nào cũng nói thôi Bình ráng lên, có người đùa hay mình đổi tên phim thành "Hôm Nay" đi chứ phim "Mai" coi bộ lâu quá. Nhưng tôi chưa từng than phiền về việc mình mất quá nhiều thời gian. Tôi trân quý từng cuộc họp trong hàng trăm cuộc họp từ khi khởi đầu dự án, xuyên qua mấy đợt giãn cách vì dịch. Thành phải tạm nghỉ để quay Nhà Bà Nữ rồi sau đó quay lại làm Mai. Và khi anh quay lại, những người cùng anh sáng tạo phim Mai vẫn ở đó. Chúng tôi đã thực sự yêu dự án này.

Trước khi khai tử Facebook Bình Bồng Bột, anh nói Mai sẽ là dự án cuối cùng anh làm biên kịch?

Tôi nói Mai là phim cuối cùng Bình Bột Bột đứng ở vị trí biên kịch. Sau này viết kịch bản, tôi sẽ dùng tên thật của mình.

Vì sao anh lại khai tử một cái tên là giúp anh có được độ nhận diện cao, khai tử luôn một hot Facebooker được nhiều bạn đọc quan tâm? Có người nói quyết định xóa Facebook, rút khỏi các dự án mới là quyết định bồng bột nhất của anh.

Tôi không rút khỏi các dự án đã tham gia. Chính việc muốn tiếp tục làm các dự án giải trí, văn hóa mà tôi phải xóa đi cái bút danh mà tôi rất yêu đó. Vì khi nhìn vào bản giới thiệu các dự án, tôi thấy chữ "bồng bột" không còn phù hợp khi đứng cạnh những vị đáng kính như tiến sĩ hay nghệ sĩ nhân dân. Tôi muốn bày tỏ sự "nghiêm túc" trong mọi thứ mình làm. Và tôi cũng muốn tự ám thị mình, rằng từ nay mình phải thận trọng trong mọi phát ngôn. Thú thật là sau khi thấy tên mình trên báo, tôi mới phát hiện ra mình cũng là người có chút ảnh hưởng. Và một lần nữa, tôi mong mọi người bỏ qua cho những sai lầm trong phát ngôn của tôi.

Vậy những dự án tiếp theo, sau Mai, của anh là gì?

Tôi đang viết một kịch bản với anh Charlie Nguyễn. Kịch bản này thậm chí còn… lâu hơn cả Mai. Nó được chấp bút bởi bốn biên kịch của Hàn Quốc, vài biên kịch của Việt Nam trước khi đến tay tôi. Hiện nó ở draft… 18, và chưa biết sẽ về đích khi nào. Nhưng tôi biết ngày nó tới được với công chúng, tôi sẽ hạnh phúc hệt như lúc này. Ngoài kịch bản này, tôi còn có một cuốn sách dịch, một cuốn sách đang viết, tôi còn bạo gan mở một công ty sáng tạo chuyên cung cấp kịch bản để rủ rê các bạn sáng tạo xúm vô "rang tôm" cùng tôi. Mai đã dạy cho tôi một điều: sáng tạo phải có "team" (đội ngũ) thì mới hiệu quả và đi xa được.

Gần ba năm chiến đấu với Mai của Trấn Thành, anh được gì và mất gì?

Tôi mất… nhiều job, vì ai cũng nói Bình giờ làm phim với Trấn Thành rồi nên cao giá lắm, haha. Đùa thôi. Tôi không thấy mình mất gì. Còn cái được thì nhiều quá. Tôi hạnh phúc vì Mai từ trên trang giấy đã hiện lên thật sống động với các diễn viên tài năng và quan trọng hơn là hợp vai. Tôi có được những bài học sáng tạo vô giá từ anh Diệp Thế Vinh, từ Thành và các thành viên trong ê-kíp. Tôi có thêm những người bạn để chơi điện tử cùng là Tuấn Trần và Lương Nghiêm Huy. Cuối cùng, tôi có một sản phẩm tự hào trong hành trang sáng tạo của mình.

Vậy đây có phải là tác phẩm anh tự hào nhất?

Không. Tác phẩm tôi tự hào nhất sẽ luôn là tác phẩm mà tôi đang viết.

Ngày 9-12, tại Hà Nội, Công ty cổ phần BC Pictures, Công ty cổ phần Tiền Phong (Việt Nam) và Công ty Cổ phần SJ World (Hàn Quốc) tổ chức lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác và công bố dự án phim điện ảnh hợp tác sản xuất Việt Nam – Hàn Quốc “My beautiful mom - Người mẹ xinh đẹp của tôi”.

Phát biểu tại lễ ký kết, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tiền Phong Bùi Văn Phượng nhấn mạnh, đây là cột mốc quan trọng trong mối quan hệ hợp tác văn hóa và nghệ thuật giữa ba đơn vị, mở ra cơ hội phát triển các dự án điện ảnh và truyền thông, góp phần thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa hai quốc gia Việt Nam – Hàn Quốc.

Theo ông Bùi Văn Phượng, dự án phim “Người mẹ xinh đẹp của tôi” không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật điện ảnh mà còn là một biểu tượng của sự kết nối, sẻ chia và tôn vinh những giá trị nhân văn cao đẹp. Bộ phim xoay quanh câu chuyện về tình mẫu tử thiêng liêng, lòng hy sinh và sự chữa lành tổn thương, không chỉ làm rung động trái tim khán giả mà còn mang lại những thông điệp sâu sắc về gia đình và cuộc sống.

Bộ phim “My beautiful mom – Người mẹ xinh đẹp của tôi” do biên kịch người Hàn Quốc viết kịch bản, song có nội dung thuần Việt 100%. Đạo diễn Đinh Tuấn Vũ của Việt Nam sẽ tham gia với vai trò đồng đạo diễn cùng đạo diễn Hàn Quốc Yoo Cheol Yong. Bộ phim được quay 100% tại Việt Nam và hậu kỳ được thực hiện ở Hàn Quốc.

Tác phẩm kể về sự hy sinh thầm lặng của người mẹ tàn tật, bằng cả tinh thần, của cải và tính mạng của mình để người con trai duy nhất của bà chạm đến thành công.

Tác giả Hàn Quốc đã nghiên cứu kỹ về văn hóa, phong tục tập quán, lối sống, suy nghĩ, tình cảm… của người Việt Nam để khắc họa một câu chuyện đầy xúc động về tình mẫu tử với bối cảnh chính ở thành phố cảng Hải Phòng. Không chỉ vậy, nhiều địa danh của Việt Nam cũng xuất hiện trong phim. Ẩm thực Việt, văn hóa Việt sẽ được khai thác đậm nét.

Theo tiết lộ của Ban tổ chức, điểm nhấn mới lạ của bộ phim này là khai thác một nghề nghiệp bình dị, nặng nhọc - nghề cạo rỉ tàu của người phụ nữ miền biển. Đây là nghề nghiệp chưa bao giờ được khai thác trên màn ảnh Việt trước đây.

Về dự án hợp tác này, đạo diễn Đinh Tuấn Vũ bày tỏ, đây là dự án điện ảnh độc đáo, khác biệt so với những bộ phim hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc trước đây. Bộ phim tập trung khai thác về con người Việt Nam, về tình mẫu tử đầy xúc cảm. Việc chọn bối cảnh chính là Hải Phòng theo đạo diễn Đinh Tuấn Vũ, bởi nơi đây có những khung cảnh phù hợp để kể câu chuyện với hai khoảng thời gian khác nhau.

Phim dự kiến sản xuất, ra mắt vào năm 2025 và sẽ gửi đi tham dự các liên hoan phim uy tín trên thế giới.

Bộ phim “Người mẹ xinh đẹp của tôi” là dự án khởi động cho thỏa thuận hợp tác giữa Công ty SJ World Company và Công ty cổ phần BC Pictures, Công ty cổ phần Tiền Phong. Sự hợp tác này nhằm góp phần phát triển văn hóa, nghệ thuật và truyền thông, đồng thời thúc đẩy giao lưu văn hóa, phát triển quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam - Hàn Quốc, cũng như mong muốn nâng tầm văn hóa Việt, giới thiệu một nền điện ảnh Việt Nam hiện đại, phát triển đang dần hòa nhịp chung với điện ảnh châu Á và thế giới.

Vùng núi Trường Sơn Bắc giới hạn từ phía Nam sông Cả đến dãy Bạch Mã. (SGK/30, địa lí 12 cơ bản).