Bạn sẽ cảm thấy bầu trời sụp đổ, cánh cửa đóng sầm lại khi đi phỏng vấn visa Mỹ cho học sinh bị từ chối. Bạn cảm thấy cực kỳ chán nản, không thiết làm gì cả, bạn cảm thấy tiếc cho mình đã không chuẩn bị kỹ lưỡng cho buổi phỏng vấn, bạn nghĩ rằng mình có thể đã làm tốt hơn và không để tuột mất cơ hội của mình.

“Bạn học trường nào?” – Kinh nghiệm phỏng vấn visa du học Mỹ

Nhân viên Đại sứ chẳng bận tâm về chuyện bạn sắp vào học những trường đại học ít danh tiếng, thậm chí là đại học cộng đồng.

Họ chỉ phỏng vấn bạn để biết tối thiểu bạn cũng hiểu tại sao mình lại chọn vào học trường như vậy. Chẳng bao giờ có chuyện bạn phải trả lời các câu hỏi phức tạp hơn chỉ vì bạn vào học một trường bình thường.

Cách tốt nhất là tìm hiểu một số thông tin liên quan tới khóa học mà bạn đã đăng ký.

Hãy thật tự tin khi bắt đầu buổi phỏng vấn xin visa du học Mỹ

Đừng lo lắng quá nhiều, nước Mỹ cần bạn hơn bạn cần nước Mỹ. Bạn ở “kèo trên”! Vì vậy đừng tỏ ra sợ hãi liệu nhân viên Đại sứ có thấy bạn hợp nhãn hay không. Đừng đánh giá thấp bản thân mình. Hãy tự tin như một người lính dũng cảm với kinh nghiệm phỏng vấn xin visa du học Mỹ dày dặn chứ không phải một thương phế binh hèn nhát. Bạn đáng được cấp visa.

Đây không phải là một buổi phỏng vấn xin việc làm vốn thường kiểm tra năng lực thực sự của bạn. Những câu hỏi nhân viên Đại sứ đưa ra thực chất là những câu mà ai cũng trả lời được. Vì vậy trong các cuộc phỏng vấn du học thì điều đầu tiên bạn cần nhớ đó là đừng đánh mất chính mình do căng thẳng, hồi hộp.

Nắm bắt được mong muốn cũng như những trăn trở của hầu hết các bậc phụ huynh - học sinh trong việc làm thế nào để có thể trả lời phỏng vấn một cách tốt nhất với viên chức. Hôm nay, Du Lịch Tự Do sẽ bật mí cho các bạn một số câu hỏi có thể gặp trong suốt quá trình phỏng vấn xin visa du học Mỹ. Các câu hỏi sẽ xoay quanh nhiều chủ đề khác nhau. Và tùy vào từng trường hợp mà những câu hỏi cũng sẽ không giống nhau giữa các đương đơn. Cùng Tu Do Team tham khảo nhé.

Chuẩn bị gì khi đi phỏng vấn xin visa du học Mỹ

Những bước quan trọng mà bạn cần chuẩn bị sau khi đã hoàn thành các bước thanh toán phí và có lịch phỏng vấn gồm:

1.1 Phân loại những hồ sơ cần mang theo

Là những giấy tờ liên quan đến cá nhân và cả gia đình bạn:

1.2 Nên mang trang phục gì khi đi phỏng vấn?

Ấn tượng đầu tiên của nhân viên Lãnh sự tham gia phỏng vấn bạn là những trang phục bạn đang khoác lên trên người vì vậy hãy sử dụng những mẹo sau để chuẩn bị cho mình nhé!

Hãy sử dụng đồng phục mà bạn đang sử dụng khi đi học ở trường việc này giúp tăng thêm niềm tin và tạo được thiện cảm tốt đối với nhân viên Lãnh sự.

Hãy sử dụng màu sắc và mẫu thời trang phù hợp với thời tiết hiện tại nơi bạn tham gia phỏng vấn, chẳng hạn không nên mặc áo quá chói như màu đỏ đến phỏng vấn khi mà thời tiết bên ngoài đang nắng nóng.

Nên mang quần tây và áo sơ mi đối với nam, còn đối với các bạn nữ có thể mang đồ công sở hoặc mang váy nhưng không nên ngắn quá đầu gối và ưu tiên những trang phục đơn giản, gọn gàng.

#3 Phụ kiện đơn giản không quá cầu kỳ

Nếu có phụ kiện như nhẫn, dây chuyền hoặc bông tai thì hãy sử dụng nhỏ gọn, không quá nhiều và cũng không nên quá to. Đối với nam giới không nên đeo khuyên tai hoặc dây chuyền kích thước quá lớn. Bạn cần đơn giản hóa mọi chi tiết trên cơ thể. Đối với túi xách hoặc balo đều như vậy, không nên mang quá to hoặc cồng kềnh ảnh hưởng đến tác phong của bạn.

#4 Hãy đảm bảo quần áo của bạn sạch sẽ và ngay ngắn

Hãy giặt giũ thật sạch bộ quần áo mà bạn sẽ mang đến phỏng vấn, từ đó mang đến sự tự tin cũng như ánh mắt thiện cảm từ giám khảo phỏng vấn bạn.

Đừng để mùi cơ thể cản bước tiến của bạn, hãy sử dụng nước hoa có mùi thơm nhẹ với lượng vừa phải, tuyệt đối không sử dụng mùi quá nặng hoặc xịt với số lượng nhiều dẫn đến sự khó chịu bạn nhé.

Giữ bình tĩnh – Kinh nghiệm phỏng vấn xin visa du học Mỹ

Hãy giữ bình tĩnh. Làm sao một người có thể đưa ra câu trả lời chuẩn xác khi mang tâm lý sợ hãi hay lo lắng? Hãy loại bỏ nỗi sợ hãi hay lo lắng đi. Điều đó không có nghĩa bạn xem thường tầm quan trọng của buổi phỏng vấn.

Tâm lý ngạo mạn, bất cần chỉ làm nhân viên Sứ Quán ác cảm và tìm lý do từ chối cấp visa cho bạn. Bạn đã được trường đại học chấp nhận, bạn thực sự muốn đi học, bạn có đủ tài chính, vì vậy chẳng có lý do gì người ta lại từ chối bạn trừ khi bạn tự làm mọi thứ trở nên lộn xộn vì trả lời lắp bắp, dài dòng quá mức.

Những lý do từ chối cấp visa du học Mỹ phổ biến

Giờ đây bạn có thể hỏi những trường hợp nào nhân viên Đại sứ từ chối cấp visa.

Nhân viên Đại sứ dùng lý do này để loại bỏ những trường hợp họ cảm thấy không trung thực, những người hay nói dối, làm giả hồ sơ. Nhiều ứng viên du học bị từ chối chỉ vì nói lắp, bối rối do lo lắng, thiếu tự tin trong lúc phỏng vấn. Bạn cũng sẽ không muốn buổi phỏng vấn du học của mình kết thúc vì những lý do như thế phải không?

Nếu như bạn trả lời thiếu tự tin chỉ vì căng thẳng, nhân viên Đại sứ có thể thông cảm được phần nào. Nhưng điều đó chỉ trong một giới hạn tương đối. Có bạn thậm chí lo phải trả lời thế nào một khi nhân viên Đại sứ hỏi đến tên của mình! Bạn ấy lo là tên trên hồ sơ xin phỏng vấn hơi khác với tên được in trên hộ chiếu của mình. Có gì phải lo lắng khi người ta đọc tên mình là Hưng Đàm Vĩnh thay vì Đàm Vĩnh Hưng!

Lo lắng quá sẽ chẳng giúp bạn giải quyết được điều gì.

Giấy tờ cần thiết khi phỏng vấn visa du học mỹ là gì?

Trước thời covid I-20 bắt buộc phải là bản gốc nhưng trong thời gian này Đại sứ quán Mỹ đã chấp nhận bản copy.

Phí an ninh mỹ (Sevis fee) là gì? Là khoản phí bạn phải đóng cho bộ An Ninh quốc phòng Mỹ để họ theo dõi và giám sát các thông tin liên quan đến visa, các vấn đề liên quan đến visa trong suốt quá trình bạn học tập tại Mỹ

Sevis fee cho học sinh sang chọ đại học là 200 USD/người.

Sevis fee cho cho học sinh học cấp 3 sẽ là 350 USD/người.

Hãy nhớ rằng khi đi phỏng vấn visa Mỹ dù là đi du lịch, công tác, thăm thân hay du du học Mỹ thì ngay khi xếp hàng vào để chờ phỏng vấn bạn đã được camera an ninh quay lại để xem bạn là đang lo lắng, bồn chồn hay vui vẻ, bình thản. Vì vậy hãy luôn giữ cho mình một tâm thế thoải mái nhất có thể trước khi bước vào buổi phỏng vấn

Nếu lỡ bị trượt khi phỏng vấn visa Mỹ cho học sinh bạn cũng đừng quá buồn. Bạn có thể xin phỏng vấn visa Mỹ ngay lập tức mà không cần phải đợi gì cả nhé. Ai đó nói rằng bạn nên cờ sau 6 tháng hay quay lại xin visa, đó chỉ là lời khuyên, khuyến cáo mà thôi, chứ không cấm bạn nhé. Tuy nhiên, trước khi quyết định có nên xin lại visa du học Mỹ không chúng ta cần phải trả lời và tìm ra được nguyên nhân và lý do bạn bị từ chối visa Mỹ vì lý do gì ? Liệu lần 2 này chúng ta có thể gỡ rối và giải quyết được vấn đề này không ?

Nếu bạn không thể trả lời được câu hỏi này, đừng ngại mà không gọi đến

, chúng tôi sẽ phân tích dựa trên hồ sơ của bạn để tư vấn và đưa ra lời khuyên cho bạn nên tiếp tục xin lại hay không nên.

là ước mơ và định hướng của nhiều bạn trẻ, bởi đây là một trong những quốc gia có nền giáo dục hàng đầu thế giới. Trước khi chuẩn bị hồ sơ đi du học, bạn cần tìm hiểu một số thông tin hữu ích, liên quan đến quy trình du học Mỹ gồm những bước nào, cách trả lời phỏng vấn khi xin visa, cần bao nhiêu tiền, học phí các trường đại học Mỹ nổi tiếng, chính sách học bổng...

Ngay từ đầu, bạn cần xác định rõ đối tượng mình sẽ tiếp xúc trong cuộc phỏng vấn chính là viên chức Lãnh sự quán Mỹ. Họ là những người chịu trách nhiệm phỏng vấn visa. Bạn không cần quá lo lắng và hồi hộp vì cuộc phỏng vấn sẽ diễn ra khá nhanh. Những câu hỏi trong quá trình phỏng vấn đều liên quan đến mục đích du học của bạn như vấn đề học tập, tài chính, các dự định tương lai…

Hầu hết các viên chức phỏng vấn visa Mỹ đều sẽ dành thời gian khoảng 5 – 10 phút để phỏng vấn bạn bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Những câu hỏi đơn giản sẽ không khiến cho bạn cảm thấy áp lực. Vì thế, hãy cứ chuẩn bị tâm lý thật thoải mái để trả lời lưu loát bạn nhé!

Không để thời gian chết khi phỏng vấn

Bằng sự khôn khéo và kỹ năng giao tiếp của mình, hãy chứng minh cho nhân viên lãnh sự thấy cuộc phỏng vấn này hoàn toàn thú vị. Nếu người phỏng vấn hỏi những câu như bạn có người thân ở Mỹ không thì đừng chỉ trả lời có hoặc không. Thay vào đó, hãy đưa ra điều họ muốn biết như: "Tôi có một người thân đang sống tại Houston, nhưng tôi không sống cùng người thân vì trường tôi học ở bang khác thưa lãnh sự…”

Nếu nhân viên phỏng vấn visa chần chừ và không đưa ra câu hỏi tiếp theo, hãy chủ động xin trình bày về mục tiêu học tập hay kế hoạch khi trở về nước của bạn. Ngoài ra, khi nhận được dấu hiệu yêu cầu giữ yên lặng có nghĩa là kết quả cuộc phỏng vấn của bạn đã được định đoạt. Khi đó, bạn hãy giữ trật tự và chờ kết quả.

Để tạo ấn tượng tốt ở lần gặp gỡ đầu tiên, bạn nên chuẩn bị trang phục chỉn chu. Không cần phải cầu kỳ, chỉ cần gọn gàng, lịch sự là bạn đã tạo được ấn tượng tốt với những người trực tiếp tham gia phỏng vấn.

Ấn tượng đầu tiên rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn có rất ít thời gian tiếp xúc và trao đổi với các viên chức lãnh sự. Bạn có thể lựa chọn cho mình một chiếc quần âu, áo sơ mi hoặc một bộ đồng phục..., trông bạn sẽ chỉnh tề hơn rất nhiều đấy.

Cần định hướng ngay từ đầu lý do vì sao bạn lại chọn trường hay ngành học tại Mỹ thay vì tiếp tục học ở Việt Nam. Bạn cần cho thấy sự hiểu biết của mình về ngành đã chọn như:

• Ngành học này nghiên cứu về lĩnh vực gì?

• Ưu điểm cũng như những thuận lợi bạn sẽ có được khi học ở Mỹ mà không phải ở Việt Nam?

• Mục tiêu và dự định sau khi tốt nghiệp của bạn là gì?

Dựa trên kinh nghiệm phỏng vấn visa du học Mỹ từ những du học sinh đi trước, chính việc tìm hiểu cũng như định hướng rõ ràng và có kế hoạch học tập chi tiết sẽ góp phần quyết định sự thành công của bạn khi đứng trước nhân viên lãnh sự. Hiện nay, có rất nhiều bạn chủ quan không chuẩn bị kỹ những vấn đề này nên đã không thể vượt qua vòng phỏng vấn xin visa.

Có thể bạn sang Mỹ học chương trình cao đẳng, đại học, sau đại học hoặc cũng có thể bạn qua đây chỉ để học tiếng Anh. Nếu sang Mỹ nhằm mục đích học tiếng Anh rồi tiếp tục một chương trình học thuật nào đó, bạn cần giải thích toàn bộ chương trình học tập của mình:

• Sau khi kết thúc chương trình học sẽ làm gì?

• Vì sao lại lựa chọn theo học tại Hoa Kỳ chứ không phải Anh, Pháp, Canada…?

• Ngoài ra, trong quá trình phỏng vấn, bạn cần lưu ý những câu trả lời như “học tại Mỹ là tốt nhất”, “Mỹ là đất nước phát triển” không có nhiều giá trị và không được đánh giá cao. Điều mà viên chức lãnh sự muốn nghe đó là lý do chính vì sao học tập ở Mỹ lại tốt hơn các quốc gia khác.

Tài chính công khai, minh bạch và đầy đủ

• Hồ sơ xin visa du học được đánh giá cao khi bạn hoàn thành đầy đủ mọi thông tin, đặc biệt là phần chứng minh tài chính. Chính phủ Mỹ sẽ kiểm chứng nguồn gốc của các khoản thu nhập cũng như những điều kiện cần đáp ứng để bạn hoàn thành thời gian du học.

• Đối tượng bảo trợ tài chính có thể là cơ quan, tổ chức bạn đang làm việc hoặc người thân trong gia đình. Những người bảo trợ tài chính cần đưa ra xác nhận việc làm và thu nhập của họ như các nguồn tài chính có được từ đâu, thời gian, quá trình tích lũy, sổ tiết kiệm… Nếu các viên chức thị thực thấy có thông tin mâu thuẫn hoặc không hợp lý thì bạn sẽ không được cấp visa.

• Theo kinh nghiệm phỏng vấn visa

, một trong những lý do phổ biến nhất khiến nhiều sinh viên bị từ chối cấp thị thực là không chứng minh được sẽ trở về nước sau khi hoàn tất việc học tại xứ cờ hoa. Điều này có nghĩa là bạn không thỏa mãn được điều khoản 214. b trong Luật Di trú Mỹ.

• Theo đó, để xác định “ý định trở về”, viên chức thị thực sẽ đưa ra các câu hỏi về những mối quan hệ ràng buộc của bạn tại Việt Nam và kế hoạch học tập chi tiết. Từ đó, họ sẽ nhận biết và đánh giá bạn có ý định ở lại hay không.

• Việc chuẩn bị hồ sơ phỏng vấn xin visa một cách đầy đủ là rất quan trọng. Điều đó sẽ chứng minh bạn là người quan tâm đến việc học của mình một cách nghiêm túc. Hãy chuẩn bị kiến thức trong đầu cũng như kỹ năng trả lời phỏng vấn thật lưu loát và tự tin thể hiện ra bên ngoài con người thật sự của bạn. Hy vọng những kinh nghiệm phỏng vấn visa du học Mỹ này sẽ giúp bạn thành công nhận được vé thông hành để thực hiện ước mơ.

◾ Bước 1: Tìm trường (Cách nhanh và tiện nhất là Google), liên lạc với trường để tìm hiểu thông tin.

◾ Bước 2: Tập hợp và gửi các giấy tờ cần thiết cho trường , chờ nhận I20.

◾ Bước 3: Tập hợp giấy tờ (trong đó bao gồm I20 từ trường gửi về, passport, bằng cấp, học bạ, giấy tờ chứng minh tài chính) để phỏng vấn xin Visa tại lãnh sự quán Mỹ.

Sau khi có Visa bạn có thể bay qua Mỹ trước thời điểm nhập học ghi trên I-20 tối đa là 30 ngày (ví dụ: ngày nhập học là 31/08 thì bạn qua ngày 01/08, 02/08 vv.. đều được nhưng 31/7 về trước là không được). Thời hạn Visa là 1 năm. Nếu bạn học ở Mỹ và hơn 1 năm không quay về VN thì không sao, nhưng nếu đã hết hạn visa mà bạn trở về VN, khi muốn sang Mỹ lại, bạn cần xin gia hạn Visa tại lãnh sự quán.

3 YÊU CẦU LÃNH SỰ QUÁN CẦN Ở BẠN ĐỂ CẤP VISA CHO BẠN

Yêu cầu 1: Bạn cần chứng minh được bạn thực sự muốn học và có khả năng học tốt ở Mỹ, để biết được điều này, lãnh sự quán sẽ hỏi rõ nhưng gì bạn đã học (làm) ở VN, xem bằng cấp, học bạ của bạn, tất nhiên điểm số càng cao càng tốt.

Hồ sơ tốt: Chuyên ngành bạn học ở VN phù hợp với chuyên ngành bạn định du học, bạn có bảng điểm cao, việc học của bạn không bị gián đoạn.

Yêu cầu 2: Tài chính : lãnh sự quán muốn biết ai hỗ trợ cho bạn về mặt tài chính, muốn biết về nghề nghiệp người đó, thu nhập hàng tháng, giấy tờ liên quan…

Hồ sơ tốt: Giấy tờ kinh doanh, thu nhập, thuế rõ ràng, càng cao càng tốt, nếu ba mẹ là người hỗ trợ bạn về mặt tài chính, thì nếu họ có 1 vị trí nhất định trong cơ quan nhà nước cũng là 1 ưu thế.

Yêu cầu 3: Khả năng quay trở về Việt Nam của bạn.

Lãnh sự quán sẽ hỏi xem bạn có muốn quay về VN hay không, trong trang web của lãnh sự quán Mỹ ghi rõ, đương đơn sẽ được mặc định xem là có ý định ở lại Mỹ cho tới khi chứng minh được điều ngược lại.

1. HỒ SƠ XIN VISA DU HỌC MỸ GỒM NHỮNG GÌ ?

- Giấy tờ học tập: Bằng, học bạ hoặc bảng điểm

- Giấy tờ nhân thân: Giấy Khai Sinh, Sổ Hộ Khẩu, Passport, Ảnh 3.5 x 4.5 nền trắng kèm file ảnh

- Giấy tờ tài chính: Sổ tiết kiệm, Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng, Sổ đỏ, Giấy tờ đăng ký kinh doanh, Giấy tờ thuế cho hoạt động kinh doanh của gia đình hoặc Giấy tờ thuế thu nhập cá nhân,…

- Khi bạn được các trường đại hoặc trường cao đẳng chấp nhận học nhà trường sẽ gửi cho bạn mẫu đơn I20 (I-20 cho Visa F1). Cẩn thận kiểm tra thông tin trên hộ chiếu xem có chính xác giống như tên trên mẫu đơn I-20 hay không.

- Hoàn tất mẫu đơn xin visa du học Mỹ DS-160 và đóng phí xin Visa

- Đóng phí SEVIS (Student and Exchange Visitor Information System). SEVIS là một hệ thống các thông tin về sinh viên và khách du lịch được xây dựng dựa trên hệ thống Internet bởi Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) và Bộ Ngoại giao Mỹ (DOS), cập nhật thường xuyên và chính xác thông tin về các du khách đến Mỹ (F, M, and J) và những người có liên quan. Các trường ở Mỹ (Đại Học, Cao Đẳng, và Học Viện) phải chuyển các thông tin bắt buộc tới các tổ chức có liên quan của chính phủ Mỹ qua SEVIS.

Chính phủ Mỹ cấp ba loại visa du học khác nhau:

• Visa Du học F: Dành cho sinh viên học tại một trường Đại Học hoặc Cao Đẳng được công nhận tại Mỹ hoặc để học tiếng Anh tại một viện ngôn ngữ tiếng Anh.

• Visa Trao đổi J: Để tham gia vào một chương trình trao đổi, bao gồm các chương trình học tập ở trường trung học và đại học.

• Visa Du học M: Dành cho các chương trình học tập hoặc đào tạo không mang tính học thuật hoặc dạy nghề ở Mỹ.

• Với Visa F-1 (sinh viên du học toàn thời gian lâu dài), bạn cần phải cung cấp sổ tiết kiệm ngân hàng đủ để chi trả học phí và sinh hoạt phí trong 1 năm. Điều này để tránh sinh viên bỏ học giữa chừng hoặc xin visa du học Mỹ với mục đích khác. Bên cạnh đó, nguồn thu nhập của gia đình phải ở mức ổn định và đủ chi trả cho toàn bộ khoản học phí và sinh hoạt tại Mỹ cho đến khi bạn tốt nghiệp.

• Với dạng Visa M-1 (Sinh viên học nghề) thì tài chính của bạn vẫn phải đủ để chi trả cho toàn bộ chi phí học tập, sinh hoạt trong vòng 1 năm ở Mỹ.

• Có 2 loại Visa du học Mỹ là Visa F1 (Visa du học dài hạn) và visa J1 (Visa giao lưu trao đổi ngắn hạn). Tùy vào khóa học mà bạn đăng ký bạn sẽ xin loại visa thích hợp. Thời hạn sử dụng của 2 loại visa đều là một năm.

• Những học sinh, sinh viên nào có Visa F1 đều cần phải xin gia hạn sau một năm để có thể duy trì việc học của mình ở Mỹ. Đối với Visa J1 nếu học sinh, sinh viên muốn quay lại học ở Mỹ thì cần phải làm lại visa. Tất cả các ứng viên muốn du học tại Mỹ đều phải phỏng vấn xin visa du học Mỹ.

3. MẤT BAO LÂU ĐỂ HOÀN TẤT MỘT HỒ SƠ DU HỌC MỸ ?

- Mất 2 – 6 tuần để xin thư nhập học

- Mât 2 – 4 tuần để luyện phỏng vấn visa và hoàn thiện hồ sơ Visa du học Mỹ

- Tổng cộng mất từ 4 – 10 tuần để hoàn tất hồ sơ.

Một số trường yêu cầu nộp hồ sơ trước tháng 3 cho kỳ nhập học tháng 9 vì thế bạn sẽ mất thời gian khoảng 6 tháng cho quá trình làm hồ sơ du học.

được xét duyệt khá nhanh: Bạn khai hồ sơ online, hẹn ngày phỏng vấn, đến phỏng vấn theo lịch hẹn, phỏng vấn trong vòng 3 đến 15 phút, sau đó kết quả sẽ được thông báo ngay lập tức và nếu việc xin visa du học Mỹ thành công thì visa được gửi về tận nhà vào hôm sau, tránh cho bạn sự chờ đợi hay lo âu.

CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI PHỎNG VẤN XIN VISA DU HỌC MỸ

1. Why do you choose this school ? (Tại sao bạn chọn trường này ?) Bạn phải biết rõ ngôi trường mà bạn sẽ học, do đó cần có sự tìm hiểu thấu đáo về ngôi trường đó như: Điểm mạnh của trường, ngành nghề thế mạnh của trường, môi trường học tập, các học bỗng (nếu có),… Mục đích là để viên chức Lãnh sự có cảm giác bạn chọn trường này là thực sự chính đáng và phù hợp với khả năng của bạn chứ không phải ai đó chọn giúp bạn.

2. Do you want to have a part-time job while studying in the US ? (Bạn có làm thêm trong thời gian học ở Mỹ ?) Với câu hỏi này, viên chức Lãnh sự muốn kiểm tra mức độ nghiêm túc cho việc học tập của bạn thế nào. Do vậy, cần phải khẳng định mạnh mẽ bạn sẽ không kiếm việc làm thêm bên ngoài, nhiệm vụ chính của bạn trong giai đoạn này là học tập. Bên cạnh đó, nếu có thể bạn sẽ làm những công việc trong trường (hợp pháp và được khuyến khích) với mục đích để trau dồi kiến thức, kết bạn với mọi người và tích lũy kinh nghiệm làm việc.

Câu hỏi này là một gợi ý rất hay dành cho bạn, những ai có dự định

thì nên lưu tâm với câu hỏi này. Bạn phải nói được lý do thực sự chính đáng để học như: Mỹ có nền giáo dục tốt và chất lượng đào tạo ngành bạn học là thế mạnh, có môi trường học tập quốc tế, được tiếp xúc nhiều thành phần khác nhau từ khắp nơi trên thế giới, Thường sau câu này, bạn sẽ được hỏi thêm: “Why don’t you choose another country to study?”

4. What’s your father’s/mother’s job ? (Ba mẹ bạn làm nghề gì ?)

5. How much do your parents earn a month ? How much is your family monthly income ? (Một tháng ba mẹ của bạn kiếm được bao nhiêu tiền? Mổi tháng gia đình bạn kiếm được bao nhiêu tiền ?) Để trả lời tốt cho câu 4 và 5, bạn phải nắm rất rõ ràng các nguồn thu nhập của cha/mẹ như: Thu nhập bao nhiêu một tháng? Thu nhập từ đâu? Gia đình có những tài sản gì?,… Và khi đi phỏng vấn, việc mang theo các giấy tờ gốc như: sổ đỏ, xác nhận lương của cha/mẹ,…để chứng minh cho những thông tin bạn cung cấp với viên chức Lãnh sự hoàn toàn là sự thật.

6. Do you have any relative in the US ? (Bạn có bà con ở Mỹ không ?) Bạn phải thật sự trung thực khi khai thông tin này. Việc có người thân sẽ không ảnh hưởng đến khả năng được cấp visa du học. Bạn nên tìm hiểu kỹ là gia đình mình có những thân nhân nào, họ đang ở đâu và làm gì,…để có câu trả lời tốt nhất.

7. What is your future plan ? (Kế hoạch trong tương lai bạn là gì ?) Đây là dạng câu hỏi nhằm kiểm tra khả năng quay về Việt Nam sau khi tốt nghiệp chương trình học tại Mỹ. Bạn cần phải có một kế hoạch tương lai sau khi tốt nghiệp, kế hoạch này càng chi tiết càng tốt. Ví dụ như: bạn muốn quay về làm việc cho công ty gia đình, hay muốn làm việc cho công ty cụ thể với chức danh và mức lương mong muốn.

Với ý đồ giống câu hỏi trên (câu 7), bạn phải khẳng định mạnh mẽ việc quay về Việt Nam đồng thời đưa ra một số bằng chứng thuyết phục như: Ba mẹ, người thân đều ở VN, gia đình có cơ sở kinh doanh đợi bạn học xong về quản lý, có bạn gái/trai dự định sẽ cưới… Đương nhiên là sẽ còn rất nhiều câu hỏi mà viên chức Lãnh sự có thể đặt ra cho bạn tại buổi phỏng vấn, và chắc chắn bạn không thể và cũng không nên học thuộc lòng câu hỏi và câu trả lời. Hãy nắm kỹ nguyên tắc sau đây để có thể ứng xử tốt nhất tại buổi phỏng vấn xin visa

Kinh nghiêm phỏng vấn của 1 bạn tại TP.HCM

Phỏng vấn visa du học Mỹ lần 2 pass ngày 22/08/19 tại TP.HCM

• Me: Good afternoon, how are you today?

• Consulate Officer (CO): I’m really good, thank you. How about you?

• Me: I’m really nervous that my heart can beat so fast

• CO: Give me your Passport and I-20

• Me: Okay (Mình đưa luôn cả xấp gồm I-20, Passport, I-901, học phí thư chấp nhận)

• CO: What are you studying right now?

• Me: Well, I’ve just graduated from high school and pass Vietnam National University. But I quit it to study university in the US because, you know, I want to go to the US when I was a child so it is my biggest dream.

• Me: You know, I’m a genius student and my parents are proud of me. I’m Catholic and I promise that I will study harder and harder in the US. Because it’s my biggest dream

• CO: Okay, okay, why do you choose Miami, Florida to study?

• Me: Well, you know, Florida is the best place for me to study International Business, because this place has many famous brand such as Victoria’s Secret, Adidas, etc. And it’s very convenient to me to find out it and study my major well.

• CO: Hỏi IELTS của mình mà nghe hông rõ lắm nên lúc đó nói bậy. CO cũng vui vẻ hỏi lại là: What score do your school require?

• Me: They require 6.0 but I just got 5.5 so I must take ESL course.

• CO: How long do you study ESL?

• Me: It’s 4 month. But I will take only 2 months so that I can study my mainstream soon.

• CO: What’s your parents’ job?

• Me: … Ổng có hỏi lại vài câu cái xong ổng kêu đợi 1 chút vì cái cô đánh rớt mình lần 2 hỏi hỏi gì đó. Sau khi ổng nói chuyện với cô da đen xong thì mình lại năn nỉ.

• Me: Well, you know, I will fly next week so give me a chance, please. My parents is really rich because they also business in property, so please, give me a chance.

• CO: Your visa has been approved, congratulations.

• Me: Thank you, thanks you so much

Mình không nghĩ là mình sẽ đậu đâu. Trước đó mình rớt 2 lần, đang mình định làm hồ sơ đi Châu Âu, Hà Lan. Vì mình cũng thích châu Âu hơn. Không ngờ lại đậu. Thế là sắp được qua Mỹ ngắm biển miễn phí rồi!

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TUYỆT VỜI TỪ HẰNG LƯƠNG

Du học là việc quan trọng và cần phải có đầu tư cũng như định hướng từ sớm. Vì việc học không phải ngày một ngày hai là bạn có thể cải thiện được, và đáp ứng đủ điều kiện cho việc du học dài hạn. Giấc mơ Mỹ đối với nhiều bạn là một sự xa tầm với – Xa lẫn nghĩa đen và nghĩa bóng. Tuy nhiên, Hằng Lương sẽ giúp bạn kéo khoảng cách đó dần ngắn lại. Chỉ cần bạn tin chúng tôi – chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn hết mình

TẠI SAO HẰNG LƯƠNG EDUCATION LUÔN ĐƯỢC SỰ TÍN CẬY TỪ CÁC KHÁCH HÀNG ĐẾN THỜI ĐIỂM NÀY ?

Du học Hằng Lương luôn tự tin khẳng định là công ty tư vấn du học uy tín và chuyên nghiệp tại Việt Nam với những thế vượt trội sau:

- Về pháp lý: Du học Hằng Lương hoạt động theo Giấy phép kinh doanh số: 0309413362 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP.HCM cấp.Giấy phép hoạt động tư vấn du học số: 4405 do Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh cấp. Ký Quỹ tài sản đảm bảo theo quyết định số 05/2013/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ số 101524855000260 tại Ngân Hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Eximbank

- Về kinh nghiệm: Hằng Lương đã có kinh nghiệm 15 năm làm hoạt động tư vấn, tuyển sinh cho du học sinh.

- Về mạng lưới đối tác: Hằng Lương đã và đang thiết lập mối quan hệ hợp tác với nhiều hệ thống các Trường Đại học, Cao Đẳng có thương hiệu hàng đầu trên Thế giới.

- Về cơ sở vật chất: Hằng Lương không ngừng đầu tư hạ tầng cơ sở vật chất hiện đại bậc nhất Việt Nam để phục vụ cho công tác tư vấn du học.

- Về tài chính: Hằng Lương luôn đảm bảo nguồn lực về tài chính để có thể đầu tư mở rộng quy mô tư vấn, đáp ứng với quy mô tuyển sinh và xử lý hồ sơ lớn lên tới hàng ngàn du học sinh mỗi năm.

- Về nhân sự: Hằng Lương với đội ngũ tư vấn viên có trình độ cao, bề dày kinh nghiệm, có kiến thức về đào tạo và tuyển sinh du học, tất cả nhân viên chúng tôi đều hoàn thành nghiệp vụ tư vấn du học

- Về tầm nhìn: Tại Hằng Lương, tất cả những gì chúng tôi làm đều xuất phát từ chữ "Tâm", chúng tôi hiểu được nhiệm vụ của mình không đơn giản chỉ là hỗ trợ các bạn chọn trường mà là cùng các bạn đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng tòa thành tương lai phía trước. Không chỉ giúp các bạn sinh viên tiếp cận với những nền tảng tri thức tốt, Hằng Lương còn chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ hoàn hảo, chăm sóc các bạn từ khi chuẩn bị hồ sơ đến tận khi hoàn tất quá trình du học.

- Slogan: Good Service – Good Education, chất lượng phục vụ đi đôi với chất lượng giáo dục mà chúng tôi luôn khắt cốt ghi tâm mỗi khi bắt đầu hành trình ngay từ khi gặp khách hàng trong lần tư vấn đầu tiên

- Bền vững: Cho đến hiện tại, Hằng Lương Education luôn túc trực làm việc 24/24 trong bối cảnh giãn cách xã hội,chúng tôi luôn có nhân viên trực văn phòng xuyên suốt 24/7 để giải quyết và tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng

Khách hàng nói gì về Du Học Hằng Lương

CÔNG TY TƯ VẤN DU HỌC QUỐC TẾ HẰNG LƯƠNG

🏫 Trụ sở chính: 1086 Đường 3/2 , P.12, Q.11, TPHCM

☎️ Tel: (028)39 699 400/ 39 699 434 / 39 600 218

📞Hotline: 093 2233 521 / 091 5093 521

📧 Email: [email protected]

Phỏng vấn xin Visa Du học Mỹ là một trong những khâu bắt buộc để có thể được cấp Visa thị thực đến với nước Mỹ, ứng viên cần có một sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng về tâm lý và tinh thần nhằm thể hiện sự quyết tâm đi du học một cách nghiêm túc đến từ chính bạn. Hôm nay, ALT sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin quan trọng về phỏng vấn xin Visa Du học Mỹ nhé!