Sân cầu lông Nam Việt có 3 sân chuẩn quốc tế, đảm bảo mang đến cho bạn những trận cầu chất lượng. Tại đây có nhiều giải đấu, bạn có thể trực tiếp tham gia hoặc theo dõi các trận đấu trên băn..

Sân cầu lông mới nhất ở Tiền Giang - Sân Nhà thiếu nhi tỉnh Tiền Giang

- Địa chỉ: Nằm trong khu Quảng trường Trung Tâm, Đường N2, Lương Hoà Lạc, Chợ Gạo, Tiền Giang.

- Google maps  đi đến Sân cầu lông Nhà thiếu nhi tỉnh Tiền Giang.

Sân cầu lông ở Mỹ Tho, Tiền Giang uy tín nhất - Sân Hải Yến

- Địa chỉ: Số 188A, ấp Bình Tạo, Xã, Trung An, Thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang.

- Sân cầu lông Hải Yến ở thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang có tổng cộng 4 sân.

- Giá thuê sân dự kiến: 60.000 - 70.000 đồng/ giờ/ sân.

- Fanpage: sân cầu lông Hải Yến.

- Đường đi đến Sân cầu lông ở Mỹ Tho, Tiền Giang uy tín nhất - Sân Hải Yến.

Sân cầu lông mới nhất 2021 - Sân Trần Đức

- Địa chỉ: An Cư, Cái Bè, Tiền Giang, gần trường tiểu học Đoàn Thị Nghiệp.

- Đường đi đến Sân cầu lông mới nhất 2021 - Sân Trần Đức.

* Đặc biệt trên khu vực tỉnh Tiền Giang có rất nhiều các Shop vợt cầu lông mà nổi trội nhất về độ Uy tín, Chất lượng, Nhưng hoàn hảo với chế độ bảo hành đầy đủ nhất chính là Shop cầu lông VNB Mỹ Tho, Tiền Giang rất tiện lợi dành cho các lông thủ có thể ghé Đan vợt, mua thêm các Sản phẩm - Phụ kiện cầu lông cần thiết trước khi Đến các Sân cầu lông Mỹ Tho đấy nhé !

- Top 3 Siêu Phẩm Vợt cầu lông Adidas Chuyên Công, Cao Cấp, Đập Phát Chết Luôn !

- Top 3 các mẫu túi đựng vợt cầu lông Yonex chuẩn chỉ, đẹp mắt, giá cả phải chăng nhất 2021 !

Mất hàng tỷ đồng vì vé phim trên app

Ngày 4-6, anh K.T.T (29 tuổi), trú xã Long Bình, huyện Phú Riềng đến Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh trình báo vụ việc bị lừa mất hàng tỷ đồng khi được mời gọi đầu tư vé phim trên app Disneys. Theo nội dung trình báo, khoảng tháng 1-2023, anh T kết bạn làm quen với một tài khoản mạng xã hội facebook tên Huyền Trang. Sau một thời gian nhắn tin qua lại, tài khoản facebook Huyền Trang đề nghị anh T đầu tư vé phim trên app Disneys với lợi nhuận cao.

Sau khi được tư vấn, thấy cũng hợp lý nên anh T đã tải app Disneys về đăng ký tài khoản và thử đầu tư vào vé phim thì thấy có lợi nhuận, tiền gốc và lợi nhuận đầu tư vé phim được chuyển vào tài khoản ngân hàng của anh. Anh T tin tưởng và tiếp tục đầu tư 122.500.000 đồng chuyển vào tài khoản của đối tượng để thực hiện nhiệm vụ đặt mua 90 vé phim. Lúc này “nhân viên chăm sóc khách hàng” thông báo vé phim VIP1 sẽ có lợi nhuận 10% và yêu cầu anh chuyển 127.710.905 đồng để xử lý vé phim VIP1. Tin lời, anh T đã chuyển khoản, sau đó bên app Disneys tiếp tục thông báo anh được tặng vé phim VIP2 với lợi nhuận 20% và yêu cầu chuyển tiếp 652.173.830 đồng để xử lý vé phim VIP2. Tiếp đó, đối tượng lại thông báo cho anh T là được tặng vé phim VIP3 lợi nhuận 30% và yêu cầu nạp thêm 1.967.710.905 đồng để xử lý vé phim VIP3, thì anh T đồng ý.

Các đối tượng lừa đảo quảng cáo kiếm tiền online trên các nền tảng mạng xã hội

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ đầu tư đặt mua 90 vé phim với tổng số tiền chuyển cho đối tượng là 2.870.095.640 đồng và thấy đã có lãi nên anh T muốn rút tiền. Lúc này hệ thống trên app thông báo muốn rút tiền thì phải đóng thuế 35%, anh T đã chuyển khoản cho đối tượng 1.304.857.750 đồng. Khi thanh toán xong tiền thuế, đối tượng lại yêu cầu anh đóng thêm 40% khoản phí sử dụng kênh rút tiền là 2.333.210.656 đồng. Lúc này, anh T nghi bị lừa nên đã làm đơn tố cáo hành vi lừa đảo của các đối tượng đến Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh. Hiện vụ việc đang được cơ quan công an thụ lý giải quyết.

Trong khoảng tháng 3-2023, do đang thất nghiệp nên chị H.T.H (35 tuổi), trú phường Tân Bình, TP. Đồng Xoài lên mạng xã hội tìm việc làm thì được một công ty môi giới giới thiệu làm nhập liệu trên ứng dụng và được hướng dẫn kết bạn Zalo với nhân viên hỗ trợ tên Cúc. Sau đó, nhân viên hỗ trợ giới thiệu chị H tải ứng dụng (app) Kdata và đăng ký tạo tài khoản, rồi kết bạn Zalo với trợ lý của ứng dụng Kdata tên Trường. Đối tượng Trường hướng dẫn chị cần nạp tiền vào số tài khoản của hệ thống thì mới được tạo đơn hàng và nhập liệu theo lệnh của “thầy” hướng dẫn - “thầy” Vũ; làm xong thì chờ lệnh của “thầy” rồi rút tiền về tài khoản ngân hàng đã liên kết trên app.

Chị H cho biết: “Làm theo lời “thầy” Vũ hướng dẫn, tôi đã thử thực hiện với số tiền nhỏ. Sau khi đầu tư vài trăm ngàn đồng thì tôi được rút cả gốc và lãi về tài khoản ngân hàng của mình. Thấy đúng như lời tư vấn nên tôi đã tiếp tục nộp tiền để tạo đơn hàng”. Cứ thế, số tiền nộp để thực hiện nhiệm vụ tạo đơn hàng của chị càng lúc càng lớn, từ vài triệu đồng/lần lên đến hơn 300 triệu đồng/lần.

Đối tượng Nguyễn Thu Hương (SN 1991), có hộ khẩu tại tỉnh Nam Định nhưng sinh sống và làm việc ở Campuchia bị cơ quan điều tra bắt giữ vì tội danh sử dụng mạng xã hội để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Chị H vừa khóc vừa kể tiếp: “Khi nộp số tiền tạo đơn hàng trị giá lên đến hàng trăm triệu đồng thì các đối tượng này luôn lấy lý do là sai cú pháp thực hiện đơn, phải đóng thuế thu nhập cá nhân, phải tạo thêm đơn... thì mới được rút tiền gốc và lãi. Tôi muốn lấy lại tiền gốc, còn “thầy” Vũ thì cố tình dẫn dắt nói tôi sắp hoàn thành nhiệm vụ và sẽ được tất toán toàn bộ tiền gốc lẫn lãi. Cứ thế, tôi cố lấy lại tiền đã nộp nên chuyển khoản 8 lần với hơn 1,3 tỷ đồng vào nhiều tài khoản khác nhau và đã mất hết. Hiện tiền trong nhà không còn, nợ nần khắp nơi, đau xót lắm!”.

Trước đó, vào tháng 2-2023, chị N.T.T (40 tuổi), trú xã Tân Phước, huyện Đồng Phú cũng bị lừa tiền với thủ đoạn tương tự. Chị đã tải ứng dụng “Kdata" về điện thoại để tham gia nhập liệu. Ban đầu, chị tham gia nhập liệu 300 ngàn đồng với lợi nhuận 30%. Sau khi làm nhiệm vụ theo yêu cầu, chị đã được trả vào tài khoản ngân hàng cả gốc lẫn lãi 400 ngàn đồng. Chị tiếp tục chuyển tiền để tham gia nhập liệu với số tiền từ 1 triệu đồng/lần, rồi lên đến 500 triệu đồng/lần.

Ngồi ở phòng tiếp dân, nước mắt lưng tròng, chị N.T.T cho biết: “Khi tổng số tiền nộp lên đến hơn 800 triệu đồng mà không rút được, tôi hỏi thì người tư vấn lấy các lý do như phải đóng thuế thu nhập cá nhân, nạp tiền sai cú pháp, phí luân chuyển đơn vị tiền, thẻ hội viên bị thiếu điểm, bị thanh tra tài vụ, thanh tra tài khoản... và tiếp tục yêu cầu tôi chuyển tiền, nếu không tài khoản sẽ bị khóa và mất hết tiền. Do sợ bị mất tiền nên dù trong nhà không còn đồng nào, tôi vẫn vay mượn người thân, anh em, bạn bè, thậm chí vay lãi cao để nộp với hy vọng sẽ được rút tiền... Khi số tiền nộp lên đến gần 2 tỷ đồng, tôi mới ngộ ra 100% là đã bị lừa… Giờ không biết lấy đâu ra tiền trả nợ”.

Cảnh giác thủ đoạn lừa đảo kiếm tiền online

Đây là 3 trong số hàng chục vụ xảy ra trên địa bàn tỉnh Bình Phước mà Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh tiếp nhận đơn, điều tra, xử lý thời gian qua.

Thượng tá Bùi Bá Dũng, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh cho biết: Trong thời gian qua, đơn vị đã đấu tranh, ngăn chặn, bắt giữ nhiều vụ với các đối tượng vi phạm pháp luật trên không gian mạng. Bên cạnh công tác chuyên môn, lãnh đạo đơn vị chỉ đạo cán bộ, chiến sĩ thường xuyên viết tin, bài và làm clip đăng lên fanpage của đơn vị tuyên truyền người dân nâng cao cảnh giác để không bị lừa đảo… Đồng thời phối hợp các ban, ngành, đoàn thể, khu dân cư tuyên truyền người dân về phương thức, thủ đoạn của tội phạm sử dụng công nghệ cao và hậu quả, hệ lụy…

Cơ quan công an cảnh báo, thủ đoạn các đối tượng thường sử dụng để lừa đảo là “câu nhử con mồi” bằng hình thức đánh vào tâm lý. Khi biết bị hại thất nghiệp có nhu cầu tìm việc làm, các đối tượng lừa đảo sẽ đăng thông tin về tuyển nhân viên, người làm việc online tại nhà thu nhập từ 500 ngàn đồng đến vài triệu đồng/ngày… Khi người chơi nộp tiền ít, các đối tượng này sẽ trả gốc và lãi đầy đủ. Cứ vậy “câu nhử” đến khi bị hại tin tưởng nộp số tiền lớn thì chúng lấy nhiều lý do yêu cầu phải nộp thêm tiền. Còn bị hại do số tiền nộp quá lớn nên “nhắm mắt làm liều” càng nộp tiền càng mất thêm.

Ngoài ra, các đối tượng đánh vào lòng tin của bị hại bằng cách cho tham gia vào một nhóm làm nhiệm vụ, trong đó toàn người của các đối tượng này làm “quân xanh” để câu nhử bị hại. Thấy trong nhóm có người đã hoàn thành nhiệm vụ và được rút cả gốc lẫn lãi với số tiền lớn nên bị hại tin tưởng và làm theo hướng dẫn của các đối tượng lừa đảo. Song thực tế thì số tiền thật bị hại chuyển cho các đối tượng đã bị chiếm đoạt, chỉ còn con số ảo trên app. Qua các vụ việc nêu trên, người dân hãy nâng cao cảnh giác, không tin vào hình thức kiếm tiền bằng app online.

Bài 1: Kiếm tiền như... đùa, mất tiền cũng như... đùa

Một tuần qua, hàng loạt ứng dụng kiếm tiền thông qua “quay mua đơn hàng ảo”, “tăng like”...  để hưởng hoa hồng từ 0,2% đến 0,6% trên tổng số tiền nạp, đã bị "sập", khiến hàng ngàn người mất trắng trên chục tỷ đồng. Tuy nhiên, ứng dụng này mất đi thì ứng dụng khác tương tự mọc lên nhằm đánh vào lòng tham của mọi người.

Chị Nguyễn Nhung, ngụ tại Quận 5 (TP Hồ Chí Minh) "mất ăn mất ngủ" và tự trách mình vì tham gia một app kiếm tiền online có tên ShopPing. Chị Nhung cho biết: “Tôi đã tham gia ứng dụng kiếm tiền này gần 1 tháng. Do sợ rủi ro nên tôi không dám chơi nhiều, chỉ khoảng 20 triệu đồng. Sau khi lấy đủ tiền lời 20 triệu đồng trong vòng 20 ngày với mức hoa hồng 0,3% trên tổng số tiền nạp, tôi đã rút hết tiền lời ra. Thế nhưng, vì cần thêm tiền và thấy ham, tôi lại nạp tiếp 40 triệu đồng. Không ngờ mới chơi được 3 ngày thì ngày 14/4, ứng dụng này đã sập”.

Tương tự, chị Nguyễn Thị Phương, ngụ tại thành phố Thủ Đức, cũng bị mất trắng hơn 30 triệu đồng khi tham gia ứng dụng ShopPing theo lời rủ rê của chị Nhung. Vừa mới tham gia ngày 12/4, chị chưa kịp rút tiền lời vì hệ thống treo tiền và thông báo “đang kiểm duyệt”, thì ngày 14/4 ứng dụng này đã sập. “Tôi chỉ biết trách mình quá dại dột khi tham gia chơi ứng dụng này, vì biết sẽ có ngày rủi ro, nhưng tôi không ngờ rủi ro này đến quá nhanh và chỉ trong 1 đêm ngủ dậy, trang web đã xoá trắng”.

Không chỉ có chị Nhung và chị Phương, mà hàng ngàn người chơi khác cũng rất "sửng sốt" vì bị mất tiền chỉ trong 1 đêm.

Theo thống kê, ở thời điểm vài ngày trước khi trang web này sập, vẫn có tới hơn 30% lượng người được mời vào chơi,  thậm chí 1 ngày trước khi trang web sập, lượng người tham gia mới vẫn rất đông đảo, do tin vào những lời ngon ngọt về việc kiếm tiền dễ dàng của trưởng nhóm quản lý người chơi dưới “chân rết”.

Điều đáng nói, những người chơi trong ứng dụng ShopPing này còn chia “trứng” vào nhiều “rổ” (trang web) tương tự khác nhau nhằm tránh rủi ro đáng tiếc nếu có 1 trang sập. Thế nhưng, điều dáng nói là sau khi ShopPing bị sập, thì những trang kiếm tiền khác như PChome, Xaomi, Rich, Tiki, 1645top, Part time, Coolcat... cũng sập ngay sau đó 2 - 3 ngày. Vậy nên, đề phòng cũng bằng không trong trường hợp này.

“Dù biết trước các ứng dụng này cũng sẽ sớm sập nhưng tôi vẫn không thể kịp rút tiền về vì bị hệ thống khoá rút tiền với lý do “chuẩn bị cho sự kiện lớn”. Cuối cùng, hàng trăm triệu đồng đầu tư vào các ứng dụng kiếm tiền online đều biến mất”, Lê Ngọc Triệu - một nick name trong nhóm Zalo chơi ShopPing than thở.

Thậm chí, có nhiều người bị mất tiền dù đã “đánh hơi” ứng dụng này chuẩn bị biến mất, nhưng trước và trong những ngày tổ chức sự kiện thì người chơi nạp tiền càng nhiều sẽ được hưởng hoa hồng càng cao, đồng thời được thưởng thêm nhiều lượt quay và tăng thêm tiền ảo tương đương số tiền đã nộp vào nên đã bị "cuốn" và không kịp rút ra.

“Bánh vẽ” từ những ứng dụng kiếm tiền online

Trang web lừa đảo ShopPing mall có nguồn gốc từ Đài Loan (Trung Quốc) và được quảng cáo là một phần một trang thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới lớn nhất thế giới, có trụ sở tại Singapore. Trang được thành lập năm 2016 để giải quyết nhu cầu của người bán muốn tăng doanh số bán hàng và hiển thị... nên đủ tin cậy để mọi người có thể tham gia kiếm tiền nhờ “quay đơn ảo” cho các chủ cửa hàng trên trang TMĐT.

Tuy nhiên, thực tế hoàn toàn không phải vậy.

Theo đó, với số tiền nạp ít nhất là 300.000 đồng và nhiều nhất không giới hạn, người chơi sẽ được hưởng hoa hồng 0,3% - 0,6% tuỳ cấp độ nạp tiền. Cụ thể, nếu nạp từ 300.000 đồng đến dưới 70 triệu đồng, người chơi sẽ ở mức độ Vip1 và được hưởng 0,3% cho các sản phẩm đã mua trên ứng dụng; từ 70 triệu đồng - dưới 180 triệu đồng trong tài khoản, người chơi sẽ trở thành Vip2 và hưởng chiết khấu hoa hồng 0,35%; từ 180 triệu đồng - dưới 360 triệu đồng trong tài khoản, người chơi sẽ trở thành Vip3 và hưởng chiết khấu 0,4%; từ 360 triệu đồng - dưới 550 triệu đồng trong tài khoản sẽ trở thành Vip4 và hưởng 0,45%; từ 550 triệu đồng - dưới 700 triệu đồng sẽ trở thành Vip5 và  được hưởng 0,5%. Nếu trong tài khoản người chơi từ 700 triệu trở lên sẽ thành Vip6 và nhận chiếu khấu 0,6% đơn hàng mua.

Theo trang web lừa đảo này, mỗi ngày người chơi phải hoàn thành 60 lượt “tranh đơn hàng” thì tiền chiết khấu mới được cộng vào tiền trong tài khoản. Bằng cách này, mỗi ngày tiền chiết khấu đơn hàng mua được sẽ được tăng lên nếu người chơi để tiền hoa hồng ngày trước cộng dồn với tiền nạp trong tài khoản. Hệ thống ShopPing sẽ mở cửa từ 00:00 đến 23:00; thời gian nạp tiền từ 1:00 đến 24:00 và nội dung nạp tiền phải ghi số điện thoại của người chơi. Việc giải quyết đơn hàng sẽ có phần mềm kế toán tự động. Thời gian rút tiền là từ 9:00 đến 23:00 và số tiền rút tối thiểu 300.000 đồng. Muốn rút được tiền, người chơi phải hoàn thành 60 lượt quay mua hàng ảo. Ngoài ra, tiền sẽ về trong vòng 48 giờ chứ không về ngay khi rút như khi nạp tiền chơi.

Tuy nhiên, để khích lệ nhiều người tham gia, trang ShopPing sẽ có hoa hồng cho đội nhóm và tối đa 3 tầng. Nghĩa là nếu mời được nhiều người, thì người chơi dù không nạp tiền vẫn có hoa hồng mỗi ngày từ đội nhóm, đồng thời được tặng thêm 100.000 đồng vào tài khoản khi mời được người chơi.

Để tạo uy tín và tăng lượng người chơi vào web, nhiều trưởng nhóm đã tổ chức các buổi offline gặp mặt giao lưu cũng như tổ chức bốc thăm trúng thưởng. Thi thoảng, trong quá trình vận hành, hệ thống cũng được nâng cấp và sau đó hoạt động bình thường trở lại nên khiến người chơi mất cảnh giác.

Tương tự, trang kiếm tiền online trên PChomeOnline cũng có mô hình như ShopPing. Có điều, trang PChome chiết khấu hoa hồng thấp nhất là 0,2% và tiền nạp vào chơi tối thiểu là 350.000 đồng. Cũng tuỳ mức độ tiền nạp vào mà tiền chiết khấu tăng lên, cao nhất là mức tiền nạp 200 triệu đồng trở lên hoặc mời thành công hợp lệ 50 người trở lên mới được hưởng chiết khấu 0,42%.

Mặc dù tiền chiết khấu hoa hồng thấp hơn các trang web lừa đảo khác nhưng vẫn rất đông người chơi vì phúc lợi nhóm của hội viên rất cao. Cụ thể, thành viên tham gia nền tảng này mời đạt từ 30 -50 người có nạp tiền chơi sẽ được thưởng 1 triệu đồng. Mức tiền thưởng sẽ được tăng lên dần tuỳ số người tham gia nhóm và cao nhất được thưởng 10 triệu đồng nếu xây dựng được đội nhóm từ 301 - 500 người trở lên và có nạp tiền chơi và được cộng mỗi ngày. Do đó, có rất nhiều nhóm có số người tham gia ở cấp dưới lên đến gần 1.000 người.

Bài 2: Chứng kiến hậu quả, vẫn bất chấp vì... tham