Một số địa điểm nổi bật trên đường Cầu Diễn:

Xin lỗi bạn về sự bất tiện này!

Đường Phạm Văn Đồng bắt đầu từ biểu tượng cầu Thăng Long đầi cầu phía nam đến ngã tư đường Xuân Thủy, trên quốc lộ 32.

Đường Phạm Văn Đồng dài 5.200m, rộng 23m.

Đường chạy trên đất các xã Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế, Nghĩa Đô, Dịch Vọng của huyện Từ Liêm trước.

Nay thuộc địa bàn các xã Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế - huyện Từ Liêm và các phường Nghĩa Tân, Mai Dịch, Dịch Vọng - quận Cầu Giấy.

Tên gọi trước dây là đường Nam Thăng Long (đường ở phía nam cầu Thăng Long).

Tên đường mới đặt tháng 7/2001.

Phạm Văn Đồng (1906-2000) bí danh là Tô, sinh tại xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, tham gia cách mạng từ năm 18 tuổi. Năm 1926 đi huấn luyện tại Quảng Châu do Nguyễn Ái Quốc tổ chứ, gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. Năm 1927 về hoạt động ở Sài Gòn được cử vào Kỳ bộ Thanh niên Nam Kỳ rồi Tổng bộ Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. Năm 1929, đại biểu dự Đại hội Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên ở Hương Cảng, trở về Sài Gòn bị Pháp bắt, kết án tù 10 năm Côn Đảo. Do phong trào Mặt trận Bình dân Pháp năm 1936, được trả tự do về hoạt động công khai ở Hà Nội. Năm 1940 sang Côn Minh gặp Nguyễn Ái Quốc, vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1942 về Cao Bằng xây dựng căn cứ địa cách mạng Cao - Bắc - Lạng. Năm 1945 dự Đại hội Quốc dân Tân Trào, tham gia Ủy ban Giải phóng Dân tộc. Sau cách mạng thành công, ông lần lượt giữ các chức vụ quan trọng trong chính quyền Nhân dân: Bộ trưởng Bộ Tài chính, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị Phôngtenơblô, Đặc phái viên của Trung ương Đảng và Chính phủ tại Nam Trung Bộ, Phó Thủ tướng, Trưởng phái đàon Việt Nam tại Hội nghị Giơnevơ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương. Từ năm 1955-1987 là Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, là đại biểu QUốc hội từ khóa I đến khóa VII (1946-1987). Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng, trong đó 50 năm được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, từ Ủy viên dự khuyết đến Ủy viên Trung ương, Bộ Chính trị và Cố vấn Ban Chấp hành (1947-1997).

Ông là người cộng sản chân chính được toàn Đảng, toàn dân mến phục, bạn bè thế giới ca ngợi. Ông mất tại Hà Nội ngày 29/4/2000, thọ 95 tuổi.