Virchow Đưa Ra Khái Niệm Rằng Vật Chất Di Truyền Có Bên Trong Nhân
Bài viết đánh giá bất cập của quy định pháp luật hiện hành về khái niệm thương nhân trong mối quan hệ với một số khái niệm khác (như hoạt động thương mại; cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh; doanh nghiệp), từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về những khái niệm này.
Xu hướng di trú trên thế giới hiện nay
Ngoài việc tìm hiểu tổng quan di trú là gì và các loại hình di trú phổ biến, quý vị cũng cần tham khảo thêm về xu hướng di trú trên thế giới hiện nay để chuẩn bị hành trang mới tốt hơn cho bản thân và gia đình.
Nghèo đói và tham nhũng là một trong số những nguyên nhân khiến nhiều người muốn rời bỏ quê hương để đi đến một quốc gia khác sinh sống. Bên cạnh đó, quốc gia mà nhiều người muốn di trú đến thường an toàn hơn, môi trường sống phù hợp với nhiều cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập cũng như quốc gia đó sở hữu nhiều chính sách phúc lợi, hỗ trợ tốt cho những người nghèo hơn trong xã hội.
Một số cá nhân lựa chọn di trú vì tác động của chiến tranh. Sự dịch chuyển rõ rệt này có thể thấy đang được diễn ra nhiều ở các quốc gia như Yemen và Syria. Mặt khác, số lượng người di cư chính trị ngày càng nhiều làm ảnh hưởng đến tình trạng xuất nhập khẩu hàng hoá, tình trạng nhân lực lao động, v.v.
Di trú diện đoàn tụ gia đình có lẽ là xu hướng phổ biến nhất từ trước đến nay. Trong đó, di trú gia đình là thuật ngữ được sử dụng để phân loại di trú của những người di cư do mối quan hệ gia đình mới hoặc đã thiết lập. Chẳng hạn đoàn tụ với một thành viên gia đình đã di cư trước đó; gia đình đi cùng một người di cư chính; hôn nhân giữa một người nhập cư và một công dân; hôn nhân giữa một người nhập cư và một người nước ngoài sống ở nước ngoài và nhận con nuôi quốc tế.
Nhiều người lựa chọn di trú đến một quốc gia khác là để tận hưởng môi trường sống, môi trường làm việc được tạo điều kiện tốn nhất. Hơn hết, những quốc gia được lựa chọn trở thành “điểm đến” để di trú này còn có chế độ chăm sóc sức khỏe, môi trường giáo dục tốt cùng nhiều chính sách ưu ái dành cho người người có trình độ chuyên môn cao đến sinh sống và làm việc. Mặc dù việc di trú vì bằng cấp không phải là điều kiện tiên quyết để cá nhân đó được phân công công tác đến một quốc gia khác, thế nhưng xu hướng này đã mang lại một đặc quyền riêng dành cho những người có bằng cấp cao và xuất sắc trong lĩnh vực nào đó.
Di trú diện đoàn tụ gia đình là một trong những hình thức di trú phổ biến nhất từ trước đến na
Thẻ tạm trú (Temporary Resident Card)
Thẻ tạm trú được cấp cùng với loại visa tương ứng, cho phép người nước ngoài đến một quốc gia mới để sinh sống, học tập và làm việc trong khoảng thời gian nhất định. Thẻ tạm trú tạo điều kiện cho những người có thể đóng góp vào sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội, được phép nhập cảnh tạm thời vào quốc gia đó.
Hầu hết các Thẻ tạm trú này đều cần có sự bảo trợ từ một tổ chức và tổ chức đó bắt buộc phải nhận được sự phê duyệt từ chính quyền nước sở tại. Việc đăng ký Thẻ tạm trú là thủ tục bắt buộc mà công dân nước ngoài phải thực hiện khi muốn cư trú ở quốc gia mà mình không phải là công dân để làm việc hoặc học tập trong khoảng thời gian nhất định. Tuỳ vào từng chương trình di trú của quốc gia mà Thẻ tạm trú này có thời hạn hiệu lực khác nhau.
Những khái niệm trong di trú cần biết
Điều quan trọng không thể bỏ qua trong quá trình tìm hiểu di trú là gì, đó là tìm hiểu khái niệm thường gặp trong lĩnh vực di trú.
Visa (thị thực) là một loại giấy tờ chính thức cho phép người sở hữu thị thực nhập cảnh hợp pháp vào một quốc gia khác với quốc gia gốc của mình. Thị thực được đóng dấu hoặc dán vào hộ chiếu của người sở hữu thị thực. Có một số loại thị thực khác nhau, mỗi loại cung cấp cho người sở hữu các quyền khác nhau ở quốc gia đó, chẳng hạn visa du học, visa du lịch, visa công tác, visa kinh doanh, visa du lịch kết hợp điều trị y tế, visa thăm thân, visa làm việc, visa bảo lãnh người thân định cư, visa định cư, visa không định cư, v.v.
Thẻ thường trú (Permanent Resident Card)
Thẻ thường trú là tình trạng di trú mà nhiều người nhập cư mong muốn đạt được nhất. Khi trở thành thường trú nhân, quý vị được phép sinh sống, học tập và làm việc vĩnh viễn tại quốc gia mà mình chưa phải là công dân. Tại hầu hết các quốc gia, thường trú nhân được hưởng các quyền và lợi ích gần đầy đủ như công dân của quốc gia đó, ngoại trừ quyền bỏ phiếu bầu cử hoặc ứng cử vào các vị trí quan trọng trong cơ quan Nhà nước của quốc gia đó.
Quốc tịch là tình trạng pháp lý cao nhất mà người nhập cư có thể đạt được. Được cấp quốc tịch đồng nghĩa với việc quý vị trở thành công dân của quốc gia đó và được hưởng đầy đủ quyền lợi như người dân bản địa, kể cả quyền bầu cử, ứng cử vào các vị trí quan trọng trong cơ quan Nhà nước, bên cạnh quyền sinh sống, học tập, làm việc, chăm sóc sức khoẻ và hưởng chính sách phúc lợi từ quốc gia đó.
Bài viết trên đây là chia sẻ tổng quan về di trú là gì và cập nhật xu hướng di trú mới nhất hiện nay. Mong rằng với những chia sẻ trên giúp quý vị có thêm kiến thức trong hành trình di trú sắp tới của mình. Nếu phát sinh thêm bất kỳ thắc mắc nào về di trú, quý vị vui lòng liên hệ đội ngũ chuyên viên SI Group để được hỗ trợ:
🏢: Tầng 44 Bitexco Financial Tower, 02 Hải Triều, Bến Nghé, Quận 1, HCM.
🏛️: Tầng 19, Capital Place, 29 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.
Facebook | Zalo | Linkedin | Youtube
Khái niệm Thông tin cá nhân từ một số góc độ
Ở góc độ ngôn ngữ, trong từ điển Tiếng Việt “thông tin” là “điều được truyền đi cho biết, tin truyền đi” (dt). Trong đó, “thông” là thông suốt (tt), là giao tiếp, bảo cho biết (đt); “tin” là tin tức (dt); “cá nhân” là “một người riêng biệt” (dt). Trong Tiếng Anh, “thông tin” (information) là kiến thức, tri thức; là dữ liệu, chi tiết về một tình huống, cá nhân, sự kiện …; “cá nhân” là liên quan, thuộc về một người cụ thể (personal). Theo đó, hiểu đơn giản và theo nghĩa rộng nhất, Thông tin cá nhân (Personal information) là những điều, tin tức liên quan, thuộc về một con người riêng biệt.
Ở các góc độ khác, có rất nhiều khái niệm thông tin, TTCN. Theo nghĩa trừu tượng, mang tính triết học, có thể hiểu TTCN là sự phản ảnh các yếu tố tự nhiên, xã hội liên quan đến một cá nhân thông qua giác quan của con người. Gắn với chủ thể thông tin, TNCN được hiểu là thông tin thuộc sở hữu của “tôi”, về “tôi”, trực tiếp đến “tôi”, được gửi/đăng bởi “tôi”, là trải nghiệm của “tôi” và có liên quan đến “tôi”. Ở góc độ vật chất, kỹ thuật, TTCN là những tin tức (news), dữ kiện (facts), dữ liệu (data) liên quan đến một con người nhất định được thu thập, xử lý, lưu trữ, sử dụng, trao đổi thông qua các vật mang tin. Theo các khái niệm này, TTCN được hiểu là tất cả những gì thuộc về, liên quan đến một con người nhất định, được cấu thành bởi hai yếu tố là nội dung thông tin (tin, dữ kiện, dữ liệu) và hình thức thông tin hay vật mang tin (văn bản, tài liệu, bản vẽ, thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu...).
Khái niệm Thông tin cá nhân trong khoa học pháp lý
Thuật ngữ TTCN, DLCN được ghi nhận và trở nên phổ biến trong khoa học pháp lý từ vài thập niên gần đây, khi được tiếp cận trên quan điểm là một vấn đề gắn liền với bảo vệ quyền con người (human rights), cụ thể hơn là quyền riêng tư (rights to privacy). Theo quan điểm này, quyền riêng tư luôn gắn liền với chủ thể quyền là cá nhân, trong khi đó cá nhân lại là chủ thể của thông tin thuộc về, liên quan đến họ nên để bảo vệ quyền riêng tư thì phải bảo vệ TTCN. Tức là, khái niệm TTCN đã được thu hẹp hơn một mức là những thông tin của cá nhân liên quan đến quyền con người, cụ thể hơn là sự riêng tư của cá nhân.
Các nghiên cứu đã chỉ ra, dù quyền riêng tư đã có từ rất lâu nhưng phải đến cuối thế kỷ 19, khi trình độ khoa học, công nghệ phát triển đến mức độ nhất định làm cho thông tin trở thành “tài sản”, truyền thông trở thành “quyền lực thứ tư” và đặt ra những nguy cơ, thách thức mới đối với việc bảo vệ quyền riêng tư thì sự quan tâm đến quyền riêng tư đã tăng lên, vấn đề bảo vệ TTCN, DLCN mới hiện hữu, trở thành vấn đề quốc tế, được điều chỉnh bởi các văn bản pháp lý.
Hướng dẫn bảo vệ quyền riêng tư và dịch chuyển dữ liệu cá nhân giữa các quốc gia (1980) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Hiệp ước bảo vệ dữ liệu cá nhân liên quan đến xử lý tự động dữ liệu cá nhân (1981) của Hội đồng châu Âu là những văn bản đầu tiên đưa ra khái niệm “Dữ liệu cá nhân” (personal data) và gắn nó với bảo vệ quyền riêng tư. Với cách tiếp cận đó, đến nay, nhiều văn bản pháp lý của các tổ chức quốc tế, các quốc gia đã đưa ra một số thuật ngữ tương đồng. Phổ biến nhất, thuật ngữ DLCN, Dữ liệu nhận dạng cá nhân (personally identifiable data – PID) được sử dụng phổ biến ở châu Âu. Thuật ngữ Thông tin nhận dạng cá nhân (personally identifiable information - PII) được sử dụng phổ biến ở Mỹ. Thuật ngữ TTCN được sử dụng ở Úc, Nhật Bản, Canada và một số nước châu Á… Tuy nhiên, khái niệm giữa các văn bản vẫn còn sự khác biệt nhất định. Hướng dẫn bảo vệ quyền riêng tư và dịch chuyển dữ liệu cá nhân giữa các quốc gia (1980); Hiệp ước bảo vệ cá nhân liên quan đến xử lý tự động dữ liệu cá nhân (1981); Chỉ thị bảo vệ cá nhân liên quan đến xử lý và dịch chuyển tự do dữ liệu cá nhân của Nghị viên châu Âu (1995) đưa ra 3 khái niệm khác nhau về DLCN. Hay khái niệm TTCN trong Đạo luật về Quyền riêng tư của Úc năm 1998 và trong Khuôn khổ chung về quyền riêng tư (2015) của APEC cũng không giống nhau.
Ví dụ: Đối với số nhận dạng trực tuyến của cá nhân (như địa chỉ IP, MAC, cookie…), nếu theo quy định của Mỹ thì không phải là PII nhưng theo quy định của châu Âu và Úc thì thuộc DLCN. Tuy vậy, tất cả các thuật ngữ, khái niệm trên đều có điểm chung là thu hẹp phạm vi khái niệm TTCN truyền thống theo một số đặc điểm chung là:
Tính cá biệt (nhân thân) - hiện thực (pháp lý) của chủ thể thông tin. Tức là, nội dung thông tin đó phải liên quan, thuộc về một cá nhân nhất định (không phải là thông tin của người khác) và cá nhân đó phải là một con người tự nhiên đang sống. Tiêu chí này nhằm loại trừ những thông tin không phải của cá nhân (như thông tin của tổ chức), thông tin của người đã chết, của người máy, người nhân bản… hoặc những thông tin cá nhân nhưng không phải của cá nhân đó. Tính riêng tư quyết định nhu cầu bảo vệ - gắn với quyền riêng tư. Tính hiện thực nhằm xác định được chủ thể trong một quan hệ pháp luật về bảo vệ TTCN nhất định, vì nếu không xác định được chủ thể trong quan hệ pháp lý thì không thể bảo vệ.
Tính xác thực – liên kết (khả truy) của nội dung thông tin. Tức là, nội dung thông tin phải có thực (kể cả tin thật, tin giả) và con người có thể nhận biết được (trực tiếp hoặc gián tiếp). Đồng thời và quan trọng hơn, từ một hoặc liên kết các thông tin đó thì con người (chủ yếu là để thiết chế nhà nước) có thể xác định, nhận dạng được đó là cá nhân cụ thể nào trong xã hội (nhằm quản lý, theo dõi được danh tính cá nhân). Tiêu chí này loại trừ những thông tin mà pháp luật không cần hoặc không thể bảo vệ như: thông tin không tồn tại, không thể nhận biết, thông tin ẩn danh hay những thông tin quá phổ biến, phổ thông của cá nhân mà không thể chỉ dựa vào nó để xác định, nhận dạng được cá nhân đó là ai.
Tính đa dạng về nội dung và hình thức thể hiện của TTCN. Tức là, TTCN phát sinh từ nhiều mối quan hệ của cá nhân và thuộc các lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội như các lĩnh vực dân sự, hình sự, hành chính, kinh tế, giáo dục, y tế, CNTT, viễn thông, an ninh… Đồng thời, TTCN có thể được chứa đựng trong nhiều loại hình của vật mang tin như trong văn bản, hồ sơ, tài liệu có sẵn, tồn tại dưới dạng bản viết, bản in, bản điện tử, tranh, ảnh, bản vẽ, băng, đĩa, bản ghi hình, ghi âm hoặc các dạng khác theo quy định của pháp luật.
Nhưng 2 tiêu chí trên là chưa đủ, chưa thể xác định chính xác thông tin nào là TTCN được pháp luật bảo vệ. Bởi, các khái niệm mang tính khái quát rất cao, trong khi thông tin liên quan đến cá nhân trên thực tế vô cùng đa dạng, phong phú và tuỳ thuộc vào tình huống, bối cảnh mà từ thông tin đó có thể hoặc không thể xác định được cá nhân đó là ai trong xã hội. Ví dụ: Đối với thông tin “họ và tên” thì thường không đủ để xác định được người có tên đó là ai nhưng nếu kết hợp với các thông tin khác như thời gian, địa điểm mua sắm hoặc là tên “độc nhất vô nhị” thì có thể nhận diện, xác định được cá nhân đó là ai trong xã hội. Vì vậy, các văn bản pháp lý còn đưa ra thêm một số chỉ dẫn cụ thể hơn.
Ví dụ: Chỉ thị bảo vệ cá nhân liên quan đến xử lý và dịch chuyển tự do DLCN (1995) đưa ra những đặc trưng về bản sắc vật lý, sinh lý, tinh thần, kinh tế, văn hóa hoặc xã hội của cá nhân. Hay Hiệp ước bảo vệ cá nhân liên quan đến xử lý tự động DLCN (1981) liệt kê các thông tin cá nhân gồm tên, số nhận dạng, dữ liệu vị trí, số nhận dạng trực tuyến hoặc một hoặc nhiều yếu tố cụ thể về vật lý, sinh lý, di truyền, tinh thần, kinh tế, văn hóa hoặc bản sắc xã hội của người tự nhiên đó. Cụ thể hơn, ở Nhật Bản đưa ra 10 nhóm với rất nhiều loại TTCN trong từng nhóm, gồm: (1) Mô tả về con người (Tên, tuổi, nơi sinh, giới tính, cân nặng, màu mắt, dấu vân tay…); (2) Số nhận dạng (Số y tế, số bảo hiểm xã hội, số thẻ tín dụng…; (3) Dân tộc (quốc tịch, tộc người, màu da…); (4) Sức khỏe (đặc điểm thể chất, tinh thần, các bệnh lý, nhóm máu, mã AND….); (5) Tài chính (thu nhập, hợp đồng, thói quen mua bán…); (6) Việc làm (hồ sơ việc làm, trụ sở công ty, chức vụ…); (7) Tín dụng (sổ tiết kiệm, hồ sơ vay, …); (8) Hình sự (tiền án, tiền sự…); (9) Đời sống (tính cách, địa vị xã hội, tình trạng hôn nhân, tôn giáo…); (10) Giáo dục (trường học, bằng cấp…).
Khái niệm Thông tin cá nhân trong pháp luật Việt Nam
Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về “Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước” là văn bản pháp luật đầu tiên đưa ra khái niệm TTCN mang tính khái quát. Khoản 5 Điều 3 Nghị định này quy định: Thông tin cá nhân là thông tin đủ để xác định chính xác danh tính một cá nhân, bao gồm ít nhất nội dung trong những thông tin sau đây: họ tên, ngày sinh, nghề nghiệp, chức danh, địa chỉ liên hệ, địa chỉ thư điện tử, số điện thoại, số chứng minh nhân dân, số hộ chiếu. Những thông tin thuộc bí mật cá nhân gồm có hồ sơ y tế, hồ sơ nộp thuế, số thẻ bảo hiểm xã hội, số thẻ tín dụng và những bí mật cá nhân khác. Có thể thấy, dù chưa chính xác, đầy đủ nhưng khái niệm TTCN trên đã có cách tiếp cận đúng và dần tiệm cận với các khái niệm được ghi nhận trong các văn bản pháp lý quốc tế.
Tuy nhiên, cho đến nay, pháp luật Việt Nam vẫn chưa thống nhất về thuật ngữ sử dụng cũng như chưa đưa ra được khái niệm TTCN một cách đầy đủ, chính xác. Vẫn còn một số thuật ngữ như: thông tin số, thông tin riêng, TTCN trên môi trường mạng (Luật CNTT 2006); thông tin về bí mật đời tư, dữ liệu (Luật giao dịch điện tử 2005); thông tin riêng (Luật viễn thông 2009); TTCN, dữ liệu về TTCN (Luật ATTTM 2015).… Trong các thuật ngữ pháp lý trên, chỉ có một số được định nghĩa, giải thích trong các văn bản pháp luật; số còn lại chỉ được sử dụng mà không giải thích, định nghĩa. Ngay cả khái niệm TTCN được ghi nhận trong Luật an toàn thông tin mạng năm 2015 – được coi là luật chuyên ngành thì cũng chỉ quy định hết sức chung chung, mang tính khái quát, thiếu tính đầy đủ, cụ thể. Khoản 15, Điều 3 Luật này quy định TTCN là thông tin gắn với việc xác định danh tính của một người cụ thể. Với quy định này, rất khó có thể xác định thông tin nào của cá nhân là TTCN được pháp luật bảo vệ.
Từ những nghiên cứu trên, chúng tôi đề nghị sử dụng thống nhất một thuật ngữ pháp lý Thông tin cá nhân hoặc Dữ liệu cá nhân – là những điều, tin tức có nội dung liên quan, thuộc về một con người tự nhiên và được ghi nhận, thể hiện trong các vật mang tin do cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân tạo ra mà từ việc sử dụng một hoặc kết hợp nhiều điều, tin tức đó, có thể nhận diện, xác định được con người đó trong xã hội. TTCN bao gồm nhưng không chỉ giới hạn những nhóm thông tin sau đây:
- Nhóm thông tin riêng: Thông tin mô tả tự nhiên (sinh trắc học; dấu vân tay, di truyền…); Thông tin nhận dạng (Số y tế; Số bảo hiểm xã hội; Số an sinh xã hội; Thông tin về dân tộc/chủng tộc (Chủng tộc; Màu da…); Thông tin về sức khỏe (Điều trị y tế/Khám sức khỏe; Hồ sơ bệnh án; Tình trạng khuyết tật…); Thông tin về tài chính (Thu nhập/Hồ sơ thu nhập; Hồ sơ nợ…); Thông tin tín dụng (Hồ sơ tín dụng; Khả năng tín dụng…); Thông tin về việc làm (Nghề/công việc nhạy cảm hay bí mật; Đánh giá năng lực; Khen thưởng/kỷ luật…); Thông tin hình sự (Lý lịch tư pháp; Hồ sơ tội phạm; Tiền án, tiền sự…); Thông tin về giáo dục (Lịch sử giáo dục; Hồ sơ học bạ...).
- Nhóm thông tin về đời sống riêng tư: Thông tin về nguồn gốc dân tộc, nguồn gốc xã hội; Thông tin về sức khỏe; Thông tin về đời sống, tư tưởng, tinh thần (Tính cách cá nhân, Danh tiếng chung, Đặc điểm cá nhân, Địa vị xã hội, Tình trạng hôn nhân, Khuynh hướng tình dục (như quan hệ đồng tính/song tính), Niềm tin lương tâm, Tôn giáo, Tư tưởng tôn giáo, Tín ngưỡng, Tư tưởng chính trị, Tư duy chính trị, Niềm tin chính trị, Quan điểm chính trị, Thành viên công đoàn, Quan điểm cá nhân, Sở thích cá nhân, Quan điểm hoặc ý kiến của người khác về cá nhân...).
- Nhóm thông tin về gia đình: Thông tin về đặc tính sức khỏe (Lịch sử sức khỏe gia đình, Thông tin bệnh di truyền); Thông tin về bí mật gia đình (Con riêng mà chỉ người trong gia đình mới biết, Con nuôi chỉ bố mẹ mới biết, Danh tính của bố đứa trẻ chỉ người vợ biết…); Thông tin về dòng họ, gia tộc (Nguồn gốc, lịch sử, gia phả; Thông tin liên quan đến chính trị, tôn giáo của dòng họ…).
TS. Lê Minh Hồng, TS. Đỗ Tiến Dũng (Viện Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội)
NSGN - Upekkhā (Skt. upekṣā), thường được dịch là xả, có thể xuất phát từ chữ upa + īk ṣ , có nghĩa là “nhìn”.
Để khảo sát những khía cạnh khác nhau của xả, bài viết này sẽ trước hết xem xét những phân tích về thuật ngữ này của Phật Âm (Buddhaghosa), và sau đó sử dụng những đặc điểm chính xuất phát từ sự phân tích này làm cơ sở cho việc xem xét những đoạn liên quan từ các bản kinh Pāli. Mặc dù không phải tất cả những đoạn này đều tương thích với hệ thống sắp xếp của Phật Âm, những đặc điểm chính mà Phật Âm đưa ra cung cấp một cơ sở hữu ích cho việc khảo sát xả và những sắc thái ý nghĩa khác nhau của thuật ngữ này.
Phân tích xả (upekkhā) của Phật Âm
Phân tích của Phật Âm đã phân biệt ra mười loại xả (Vism. 160, DhsA. 172).
1. Chalangupekkhā (lục nhập xả), “xả sáu phần” của một vị A-la-hán đối với các đối tượng của sáu giác quan.
2. Brahmavihārupekkhā (vô lượng xả), xả là phần cuối trong bốn tâm vô lượng.
3. Bojjhaṅgupekkhā (giác chi xả), là phần cuối trong bảy yếu tố giác ngộ (thất giác chi).
4. Viriyupekkhā (pháp cần xả), xả bỏ sự nỗ lực, ở ý nghĩa rằng có một sự cân bằng giữa tinh tấn và giải đãi.
5. Sankhārupekkhā (hành vi xả), là một kết quả trong tu tập thiền định.
6. Vedanupekkhā (pháp thọ xả), xả như một loại “cảm thọ”.
7. Vipassanupekkhā (pháp quán xả), xả như kết quả của một sự phát triển “quán”.
8. Tatramajjhattupekkhā (trung bình xả), xả ở nghĩa sự “cân bằng” của các yếu tố tâm.
9. Jhānupekkhā (pháp thiền xả), xả được trải nghiệm ở tam thiền.
10. Pārisuddhupekkhā (pháp tịnh xả), xả được trải nghiệm ở tứ thiền.
Phật Âm giải thích rằng ba loại xả đầu và hai loại xả cuối thì không gì khác ngoài những thể thức xả trong ý nghĩa cân bằng, tức là trung bình xả (tatramajjhattupekkhā). Bởi vì ba loại xả đầu và hai loại xả cuối là những mô thức khác nhau của cùng trạng thái cơ bản, chúng loại trừ lẫn nhau trong ý nghĩa rằng ở đâu một thứ trong chúng được tìm thấy, những thứ khác sẽ không xuất hiện.
Về những loại xả còn lại, hành vi xả và pháp quán xả, theo Phật Âm, có cùng ý nghĩa. Tuy nhiên, theo ngài, pháp cần xả (viriyupekkhā) thuộc một loại riêng của nó, như trường hợp đối với pháp thọ xả (vedanupekkhā).
Chi phần đầu tiên trong danh mục của Phật Âm là lục nhập xả (chalangupekkhā), “sự xả bỏ sáu phần” của một vị A-la-hán đối với các đối tượng giác quan. Như một ví dụ dành cho loại xả này, Phật Âm đề cập đến một bản kinh trong Tăng chi bộ miêu tả cách một Tỷ-kheo không hân hoan (sumana) cũng không buồn phiền (dumana) về những gì sáu giác quan trải nghiệm, mà thay vào đó an trú với xả, chánh niệm và nhận thức rõ ràng (upekkhako viharati sato sampajāno; A.III, 279).
Tuy nhiên, lục nhập xả là một chủ đề không chỉ liên quan đến một vị A-la-hán. Sự thực, xả như vậy có thể có nhiều loại khác nhau. Kinh Lục căn (Salāyatana) phân biệt những loại xả thế tục (gehasitā upekkhā) mà hàng phàm phu trải nghiệm đối với các đối tượng giác quan, và xả dựa trên sự xả ly (nekkhammasitā upekkhā) mà nó xuất hiện như kết quả của việc thấy rõ vô thường và bản chất không thỏa mãn của các đối tượng giác quan (M.III, 219). Những hình thức thế tục của xả có kết quả từ chính đối tượng, mà những đặc điểm của nó không làm sinh khởi sự phản ứng tích cực cũng không làm sinh khởi sự phản ứng tiêu cực. Ngược lại, xả được đặt cơ sở trên sự xả ly siêu việt đối tượng của nó (ativattati), vì xả này được tạo ra bởi một thái độ bên trong, không phải bằng những đặc điểm bên ngoài của đối tượng.
Một thái độ xả bên trong như vậy đối với các giác quan là kết quả của một sự tu tập dần dần. Theo kinh Căn tu tập (Indriyabhāvanā sutta), một số người đương thời với Đức Phật nghĩ rằng cách giải quyết sự chi phối của các đối tượng giác quan là tránh né chúng. Tuy nhiên, từ quan điểm của Đức Phật, cách thức đúng xem sự trải nghiệm giác quan, cả dễ chịu và khó chịu, là thứ thô tục và có điều kiện. Đối nghịch với trải nghiệm có điều kiện như vậy, xả thì yên bình và vi diệu (M.III, 299).
Bài kinh này tiếp theo mô tả cách kiểm soát kinh nghiệm giác quan. Theo mô tả này, một người cần tu tập để nhận biết những gì vừa ý, không vừa ý, và cả vừa ý và không vừa ý xuất hiện trong tâm. Giai đoạn cuối của việc tu tập như vậy đạt được khi vừa ý và không vừa ý đều được đoạn diệt và người ấy có thể an trú trong xả, có đủ chánh niệm và sự lĩnh hội rõ ràng về mọi thứ trải nghiệm (M.III, 301).
Giữ được xả không chỉ là một giai đoạn quan trọng trong việc làm chủ cảm giác, mà cũng là điều quan quan trọng đối với thái độ hành xử. Sự thực, đây là khía cạnh kế tiếp của xả sẽ được xem xét, đó là vô lượng xả.
Loại xả thứ hai trong danh mục của Phật Âm là vô lượng xả (brahmavihārupekkhā). Nơi sự mô tả tiêu chuẩn về thực hành bốn vô lượng tâm như là những hình thức của “tâm giải thoát” (cetovimutti), xả xuất hiện cuối cùng và như vậy hình thành nên điểm cao nhất của sự thực hành. Như vậy, xả như một tâm vô lượng hình thành nên điểm cuối của một tiến trình mà nó được đặt cơ sở trên việc phát triển tâm từ (mettā), tâm bi (karrunā) và tâm hỷ (muditā). Điều này cho thấy rằng xả không phải là một trạng thái thờ ơ hay lãnh đạm, mà một trạng thái tâm bình thản luôn cởi mở. Xả là “kết quả của việc tu tập cẩn trọng, không phải kết quả ngẫu nhiên của một tâm trạng thoáng qua”. Xả xuất hiện cuối cùng trong danh mục bốn tâm vô lượng “không có nghĩa rằng xả thay thế cho ba phần đầu của bốn tâm vô lượng trong việc thực hành của một người”. Đúng hơn, thực hành sẽ bao gồm toàn bộ bốn tâm vô lượng, chứ không chỉ giới hạn ở việc thực hành xả. (tham chiếu Sn. 73).
Từ quan điểm của Phật giáo Nguyên thủy, xả không được xem là luôn cao hơn những tâm vô lượng khác, và điều này có thể nhìn thấy ở nơi một đoạn kinh trong Tăng chi bộ. Đoạn kinh này tường thuật rằng Tôn giả Xá-lợi-phất thường bị một vị Tỷ-kheo chống đối. Đức Phật cuối cùng can thiệp và khiển trách những vị Tỷ-kheo khác vì đã không can thiệp sớm hơn (A.III, 194). Ngài hỏi tại sao họ không có từ bi khi một Trưởng lão Tỷ-kheo bị chống phá công khai, thay vào đó lại nhìn sự việc một cách bình thản. Đoạn này cho thấy rằng trong Phật giáo Nguyên thủy, xả không được xem như một giải pháp thích hợp đối với mọi tình huống. Thay vào đó, đôi khi vì lòng từ bi, phải cần có một sự can thiệp và hành động tích cực.
Điều như vậy cũng có thể nhìn thấy ở một đoạn khác trong Tăng chi bộ, mà theo đó một vài người đã đề xuất rằng tránh hoàn toàn việc phê bình người khác là thái độ tốt nhất, là một sự thể hiện tối cao của tâm xả (A. II, 101). Đức Phật không đồng ý với đề xuất này. Ngài giảng giải rằng một người nên đưa ra lời phê bình trong những trường hợp thích hợp.
Vấn đề tương tự cũng được tìm thấy trong một bản kinh khác. Bản kinh này đề nghị nên khiển trách một người ngay cho dù điều này đưa đến sự khó chịu cho cả người khiển trách và người bị khiển trách, miễn việc làm này khiến cho người bị khiển trách được thiết lập vào trong những gì được xem là thiện (M.II, 241). Chỉ khi nào ta đoán biết được rằng người kia sẽ không được thiết lập vào trong những gì là thiện khi ta khiển trách người ấy, thì khi đó việc giữ tâm xả đối với người ấy là một thái độ thích hợp.
Những đoạn kinh này cho thấy rằng Phật giáo Nguyên thủy không xem xả như một thái độ thích hợp duy nhất, mà thay vì vậy hãy xem nó như một thái độ - mặc dù nó có thể đem lại nhiều lợi ích - đôi khi có thể không thích hợp. Sự thực, xả có thể được phân thành hai loại: có một số hình thức xả đưa đến một sự gia tăng những trạng thái thiện, nhưng có một số hình thức khác đưa đến gia tăng những trạng thái bất thiện (D.II, 279). Vì lý do này, một vài loại xả không nên được phát triển.
Để phát triển những loại xả thiện, Đại kinh dụ dấu chân voi (Mahāhatthipadopama sutta) khuyên nên nhớ đến ẩn dụ về cái cưa. Với sự giúp đỡ của sự nhớ đến như vậy, có thể sinh ra “xả được đặt cơ sở trên thiện” (upekkhā kusalanissitā), và đến một mức độ có thể khiến một người chịu đựng được ngay cả khi bị tấn công với nắm đấm, gậy gộc và dao mác (M.I. 186). Một phương pháp khác có thể giúp hành giả đối mặt với những tình huống khốc liệt đã được mô tả trong kinh Giáo giới Phú-lâu-na (Puṇṇovāda). Theo bản kinh này, Tôn giả Puṇṇa sẵn sàng chịu đựng bất kỳ loại tấn công nào với suy nghĩ rằng những người tấn công ngài đã tỏ ra tử tế bởi vì họ không tấn công bằng những cách thức tồi tệ hơn những gì họ đã làm với ngài (M.III. 268).
Những đoạn này cho thấy khả năng của xả trong việc giúp vượt qua khuynh hướng đưa đến sự kháng cự (paṭigha; M.I. 424) hay sân hận (āghāta; A.III, 185). Ngoài ra, nếu xả được phát triển như một sự giải thoát của tâm, nó cũng trở thành một liều thuộc giải trừ tham (rāga; A.III. 292). Mối liên hệ giữa xả và sự đoạn trừ tham được giảng giải thêm trong trong một bản kinh khác, ở đó giải thích rằng do nhận thấy sự bất tịnh (asubhasaññā) mà sự hấp dẫn của tình dục được thay thể bằng xả (A.IV, 47).
Theo kinh Jīvaka, thực hành xả và những vô lượng tâm khác của Đức Phật được đặt cơ sở nơi sự giải thoát hoàn toàn của Ngài khỏi tham, sân và si (M.I, 370). Do vì xả của Đức Phật thoát khỏi mọi phiền não, phạm trú (brahmavihāra) của Ngài thì ưu việt hơn phạm trú của Phạm Thiên.
Đối với Đức Phật, an trú trong xả vô lượng, hay bất kỳ tâm vô lượng nào thì giống như an trú ở một nơi thiêng liêng (A.I, 183). Sống với tâm xả, cho nên dù chỉ một số đệ tử lắng nghe giáo pháp của Ngài trong khi những người khác không lắng nghe, Ngài vẫn bình thản (M.III, 221).
Xả là một phẩm tính mà Đức Phật đã có ngay trước khi Ngài giác ngộ. Kinh sách mô tả rằng vào một kiếp trước, Bồ-tát bị những người chăn bò quấy nhiễu; họ khạc nhổ vào Ngài, tiểu tiện lên Ngài, và lấy cây thọc vào lỗ tai Ngài. Bất chấp sự quấy nhiễu như vậy, Ngài vẫn hoàn toàn bình thản. Theo bộ Hạnh tạng (Cariyapiṭaka), việc Bồ-tát giữ được tâm xả trong những trường hợp ngược đãi như vậy hình thành nên sự phát triển xả ba-la-mật (upekkhāpāramī) (Cp.102). Đáng chú ý là, trong danh mục mười ba-la-mật theo truyền thống Theravāda, xả là một chi phần rất quan trọng.
Một bản kinh trong Tương ưng bộ giảng giải rằng xả và những tâm vô lượng khác không phải là một phương pháp tu tập của riêng các Phật tử, mà những người đương thời với Đức Phật cũng thực hành những pháp tu này (S.V, 116). Bản kinh này làm nổi bật những khác nhau giữa cách thức thực hành của họ và cách thức của Đức Phật. Sự khác nhau này nằm ở nơi sự kết hợp thực hành xả hay bất kỳ tâm vô lượng nào với sự tu tập thất giác chi (S.V, 120). Điều này đưa chúng ta đến phần kế tiếp, xả giác chi.
Xả giác chi (bojjhaṅgupekkhā), một chi phần của bảy yếu tố giác ngộ (thất giác chi), là loại xả thứ ba trong danh mục của Phật Âm. Tương tự với vị trí của xả trong mối liên hệ với các tâm vô lượng khác và với các ba-la-mật, xả cũng thuộc chi phần cuối trong danh mục thất giác chi. Theo kinh Quán niệm hơi thở (Ānāpānasati sutta), các yếu tố giác ngộ sinh khởi tùy thuộc lẫn nhau (M.III, 85). Điều này chỉ ra rằng xả là một yếu tố cấu thành nên một tiến trình đưa đến giải thoát, với các chi phần trước là niệm (sati), trạch pháp (dhammavicaya), tinh tấn (viriya), hỷ (pīti), khinh an (passaddhi), và định (samādhi).
Theo kinh Quán niệm hơi thở, với tâm định tĩnh, vị hành giả nhìn sự vật với ý niệm xả ly (ajjhupekkhati), khi ấy xả giác chi bắt đầu khởi lên trong tâm vị ấy (M.III, 86). Đến giai đoạn này, việc đạt được trí tuệ và giải thoát đã cận kề. Kinh Quán niệm hơi thở nói đến việc nhìn sự vật với sự xả ly trong sự tương quan với quán pháp (dhammānupassanā) (M.III, 85). Theo giải thích của bản kinh, quán vô thường, quán ly tham, quán đoạn diệt và quán buông bỏ khi thở vào và thở ra tương ứng với quán pháp, bởi vì ở giai đoạn thực tập này hành giả đã thấy với trí tuệ rằng tham muốn và không thỏa mãn đã được vượt qua và quán sát liên tục với tâm xả. Một sắc thái chung đối với những quan điểm về xả ở trong kinh Quán niệm hơi thở là cái nhìn về sự cân bằng tâm, một sự cân bằng mà nó bao phủ lĩnh vực xả cũng như lĩnh vực quán.
Xả như một yếu tố giác ngộ có thể hướng đến những đối tượng bên trong hoặc những đối tượng bên ngoài (S.V, 111). Để thúc đẩy sự phát triển của nó, ta cần nên chú ý đến những thứ làm cơ sở cho yếu tố xả giác chi (S.V, 67). Ta có thể dùng đến các luận giải để giải thích thêm về lời nói này. Theo luận giải, hành giả nên tránh những người có thành kiến và nên kết giao với những người vô tư, và hướng tâm đến việc làm sinh khởi và thiết lập yếu tố giác ngộ đặc biệt này (MA.I, 299). Các luận giải cũng giảng giải rằng đặc điểm của xả giác chi là sự xem xét cẩn thận và hành động một cách thăng bằng; chức năng cụ thể của nó là để ngăn cản sự khiếm khuyết và vượt qua sự thiên kiến; và sự biểu thị của nó như một trạng thái thăng bằng (MA.I, 84).
Sự có mặt của trí tuệ và sự nhận thức rõ ràng vốn có ở nơi yếu tố xả giác chi cũng được phản ánh trong một ví dụ được tìm thấy trong Tương ưng bộ. Bản kinh này so sánh bảy yếu tố giác ngộ với bảy thứ sở hữu quý giá của một vị Chuyển luân vương. Ở ngữ cảnh so sánh này, xả giác chi tương ứng với vị cố vấn (parināyaka) của nhà vua (S.V, 99).
Những minh họa thêm về xả có thể tìm thấy trong hai so sánh mà chúng sử dụng những bộ phận khác nhau của một cỗ xe ngựa và những phần khác nhau của một con voi để minh họa những đặc điểm của tâm. Ở đây xả như thứ giúp giữ đồ vật chất ở trên cỗ xe được thăng bằng (S.V, 6); nó cũng được so sánh với hai chiếc ngà của con voi (A.III, 346; Thag. 694). So sánh khác chỉ ra rằng giống như một người thợ kim hoàn đôi khi chỉ nhìn với tâm bình thản (ajjhupekkhati), sau khi lần lượt nung nóng vàng và rưới nước lên nó; cũng vậy trong quá trình phát triển định, hành giả đôi khi nên chú ý đến xả (A.I. 257). Sắc thái cân bằng giữa nỗ lực và giải đãi, hàm chỉ ở trong hình ảnh này, đưa chúng ta đến phương diện xả tiếp theo, đó là pháp cần xả.
Pháp cần xả (viriyupekkhā), như một sự cân bằng giữa sự nỗ lực và giải đãi, là phần thứ tư trong danh mục của Phật Âm. Bổ sung vào so sánh về người thợ kim hoàn được đề cập ở trên, ở nơi khác trong Tăng chi bộ cũng đề cập đến việc quán sát vô tư với ví dụ về một ngọn lửa củi, mà nó đôi khi cần được giữ, đôi khi cần dập tắt, nhưng đôi khi cần được nhìn với sự bình thản (A.IV, 45). Về nỗ lực tạo nên kết quả, kinh Devadaha chỉ ra rằng, một người không chỉ phải biết khi nào đúng thời phải nỗ lực, mà cũng phải biết khi nào đúng thời cần phải buông xả (M.II, 223). Và như một bản kinh khác cho biết, người nào không nhìn sự vật với tâm xả khi cần phải như vậy thì sẽ không đạt được giải thoát (A.III, 435).
Xả trong sự liên hệ đến quá trình đưa đến giải thoát, đặc biệt về hai khía cạnh xả và quán, là chủ đề kế tiếp cần được khảo sát, đó là hành vi xả.
Hành vi xả (saṅkhārupekkhā) là chi phần thứ năm trong danh mục của Phật Âm. Tác phẩm Phân tích đạo (Paṭi-sambhidāmagga) xem xét chủ đề này bằng việc phân biệt tám loại hành vi xả mà chúng xuất hiện trong sự liên hệ với sự phát triển thiền chỉ (samatha), và mười loại hành vi xả trong sự liên hệ đến sự phát triển thiền quán (vipassanā) (Ps. I, 64). Tám loại liên quan đến xả là xả đối với những yếu tố mà chúng được vượt qua bằng việc đạt được một mức độ định cụ thể, chẳng hạn như những chướng ngại với sơ thiền, tầm và tứ (vitakka-vicāra) ở trong trường hợp nhị thiền, v.v. Mười loại liên quan đến thiền quán là xả đối với bất cứ sự hình thành nào liên quan đến Tứ thánh đế, Tứ thánh quả...
Bằng cách này, hành vi xả chỉ ra vai trò của xả trong sự liên hệ đến sự phát triển của thiền và quán. Tuy nhiên, trước khi xem xét vai trò này chi tiết hơn, pháp thọ xả cần được xem xét.
Pháp thọ xả (vedanupekkha) là phần thứ sáu trong danh mục của Phật Âm. Kinh nghiệm về các loại pháp thọ xả được xem xét trong những bản kinh phần lớn thuộc đề mục Khả năng xả (upekkhindriya). Khả năng này sinh khởi tùy thuộc vào sự tiếp xúc được cảm nhận là bình thản (S.V, 212), và được xác định là trải nghiệm không dễ chịu cũng không khó chịu thuộc về cả thân và tâm (S.V, 211).
Pháp thọ xả là một trong năm khả năng ấy, trong đó bốn khả năng khác là sự an lạc (sukkha) của thân, sự khổ đau (dukkha) của thân, sự hỷ lạc (somanassa) của tâm, và sự bất hỷ lạc (domanassa) của tâm (S.V, 209). Trong khi khả năng an lạc của thân và sự hoan hỷ của tâm tương ứng với lạc thọ (sukhā vedanā), và khổ đau của thân và sự bất hỷ lạc của tâm thuộc về khổ thọ (dukkhā vedana), thì khả năng xả tương ưng với các loại thọ bất khổ bất lạc (adukkhamasukhā vedanā) (S.V, 210). Bốn khả năng khác chấm dứt dần dần với việc đạt được bốn cấp độ thiền, nhưng khả năng xả chỉ chấm dứt với việc đạt được sự chấm dứt hành và thọ (S.V, 215).
Một dạng trình bày có liên quan đã gộp xả vào trong một danh mục sáu yếu tố (dhātu), mà trong đó bốn thứ đầu là lạc, khổ, hỷ lạc và bất hỷ lạc trong khi hai cái còn lại là xả và vô minh (avijjā) (M.III, 62). Đề cập đến vô minh trong đoạn kinh này sau đó đưa chúng ta đến phát triển quán như là yêu cầu cho việc vượt qua vô minh.
Pháp quán xả (vipassanupekkhā) là phần thứ bảy trong danh mục của Phật Âm. Như một ví dụ của loại xả đặc biệt này, Phật Âm đã đề cập đến một câu ở trong kinh Bất động lợi ích (Āneñjasappāya sutta): “Đoạn trừ những gì hiện có và những gì đã có”. Câu tương tương tự lại xuất hiện trong một bản kinh khác, mà theo đó những người đặt lời huấn thị này vào trong thực hành sẽ đạt được sự giác ngộ hoàn toàn hay trở thành vị Bất lai (A.IV, 70). Như kinh Bất động lợi ích chỉ ra, giải thoát hoàn toàn chỉ đạt được khi xả cũng cần phải được vượt qua.
Điều này gia cố một điểm đã được nói ở trước trong sự liên hệ với vô lượng xả, bởi vì trong Phật giáo Nguyên thủy, xả không được xem như mục đích cuối cùng, mà như một điều cũng cần phải vượt qua.
Một ẩn dụ chứng minh cách xả sinh khởi nhờ vào quán có thể được tìm thấy trong kinh Devadaha. Ẩn dụ này mô tả một người vô cùng khổ đau vì nhìn thấy một nữ nhân mà ông yêu thương đang tươi cười trò chuyện với một người đàn ông khác. Tuy nhiên, mỗi khi người này nhận ra nguyên nhân khổ đau của mình và cuối cùng vượt qua sự yêu thích nữ nhân đó, hành xử của ông sẽ không còn tác động đến ông (M.II, 223).
Có một bài kệ trong kinh Mahāviyuha nói cụ thể về xả liên quan đến các quan kiến (Sn. 911). Bởi vì những bài kệ trước đưa ra một phân tích sâu sắc về những nguy hiểm của việc chấp thủ các quan kiến, có lẽ xả được đề cập trong bài kệ này cũng nên được xem như là một hình thức của xả mà nó là kết quả của quán.
Sự thực, sự có mặt của xả và sự cân bằng như một kết quả của việc phát triển quán là một chủ đề luôn tái diễn trong các bản kinh, mặc dù không phải luôn được xem xét rõ ràng dưới đề mục xả. Một mô tả bổ sung về thái độ cân bằng này chỉ ra rằng đối với người đã đạt đến mức độ quán sâu hơn thì bất kỳ cảm thọ nào cũng sẽ không làm người ấy vui thích hay khổ đau. Điều này đưa chúng ta đến chủ đề trung bình xả.
Trung bình xả (tatramajjhattupekkhā) là phần thứ tám trong danh mục của Phật Âm. Theo trình bày của Phật Âm, trung bình xả là một chi phần có liên quan đến ba chi phần đầu và hai chi phần cuối trong danh mục của ngài, đó là lục nhập xả, vô lượng xả, giác chi xả, pháp thiền xả và pháp tịnh xả. Trong số này, chỉ hai chi phần cuối trong những biểu hiện này của trung bình xả, những thứ có liên quan đến vai trò của xả trong việc việc đắc thiền, là cần được xem xét.
Theo giải thích của Phật Âm, xả có mặt trong tất cả bốn thiền, nhưng nó giữ vị trí then chốt chỉ ở tam thiền và tứ thiền. Để minh họa quan điểm này của mình, Phật Âm so sánh xả ở nơi thiền thứ nhất và thứ hai với mặt trăng lưỡi liềm vào ban ngày, mà nó mặc dù có mặt sẽ không được nhìn thấy rõ. Vì lý do này, trong danh mục mười phần của mình, ngài chỉ đề cập rõ pháp thiền xả - xả được trải nghiệm trong thiền thứ ba; và pháp tịnh xả - xả được trải nghiệm trong thiền thứ tư.
Sự có mặt của xả trong thiền thứ ba được đề cập rõ ràng trong mô tả tiêu chuẩn về cấp độ định này, mà theo đó người nào đạt được thiền thứ ba được xem là người “xả niệm lạc trú” (D.I, 75). Trong quá trình ấy, một sự nhận thức vi tế nhưng thực có về xả và lạc có mặt (D.I, 183). Nhưng đến thiền thứ tư, hành giả sẽ “xả niệm, thanh tịnh, không lạc, không khổ.” Phật Âm giải thích rằng sự thanh tịnh của niệm ở mức độ định sâu này chính xác là nhờ xả.
Xả trong sự trải nghiệm thiền thì tinh tế hơn đáng kể so với những loại xả thế tục (M.I, 364). Tuy nhiên, ngay cả xả tinh tế và thanh tịnh của những giai đoạn định sâu hơn cũng chỉ là một trạng thái có điều kiện và như vậy cần phải buông bỏ (M.III, 243).
Bikkhu Pasādika - Nghiệp Đức dịch (Nguồn: Encyclopaedia of Buddhism, Volume 8, Taiwan - Uttarīmanussadhamma 2008)