Phật Thích Ca Sống Thọ Bao Nhiêu Tuổi
Trước khi nhập Niết bàn, Đức Phật Thích Ca đã thọ dùng bát canh nấm cực độc do cư sĩ Thuần-Đà cúng dường. Vì sao Phật biết canh cực độc mà vẫn dùng? Và vì sao Thuần-Đà gây “tội” lớn với Phật mà vẫn được phước hơn người?
VI. Những điều cần lưu ý khi lập bàn thờ Phật Thích Ca tại gia
Những lưu ý quan trọng khi lập bàn thờ Phật Thích Ca
V. Vị trí đặt tượng Phật Thích Ca
Vị trí đặt tượng Phật có ý nghĩa vô cùng quan trọng
Tượng Phật Thích Ca cần được đặt ở vị trí phù hợp trong nhà để thể hiện sự tôn trọng đối với Phật giáo cũng như là phát huy công dụng cảm hóa an lạc. Đồng thời, bạn cũng có thể mời thầy phong thủy hoặc pháp sư về để tìm kiếm các vị trí đặt tượng tốt nhất.
Theo đó, bàn thờ Phật nên đặt ở vị trí giữa nhà, lưng áp sát vào tường, phía sau không có khoảng trống hay lỗ hổng. Đặc biệt, bạn nên tượng Đức Phật hướng nhìn về phía Đông (hướng mặt trời mọc) để tâm luôn được soi sáng, giác ngộ và tránh xa những cám dỗ.
Bàn thờ Phật nên đặt ở phía trên, cao hơn so với bàn thờ gia tiên và đặt chung với bát hương, lọ hoa, chén nước, dĩa đựng trái cây, chuông… Đặc biệt, nếu có điều kiện, bạn có thể đặt tượng Phật Thích Ca ở một phòng thờ riêng biệt.
Đặt tượng Phật ở các khu vực yên tĩnh, có đầy đủ ánh sáng cũng như tránh đặt gần khu vực phòng ngủ, nhà vệ sinh, phòng tắm, cầu thang hay lối đi lại để không phải phạm điều bất kính với Phật. Bên cạnh đó, bạn cũng cần thường xuyên lau chùi, thờ cúng để tỏ lòng thành và sự tôn trọng dành cho Đức Phật Thích Ca.
IV. Hướng dẫn cách thỉnh tượng Phật Thích Ca Mâu Ni về nhà
Thỉnh tượng Phật Thích Ca về nhà một cách cẩn thận, trang trọng để tránh làm mạo phạm đến thần linh
Thỉnh tượng Phật về nhà để thờ cúng không phải là việc làm tùy tiện, ngẫu hứng mà cần xuất phát từ tấm lòng chân thành và sự kính trọng của gia chủ. Do đó, khi thỉnh tượng Phật Thích Ca, bạn cần phải chú trọng đến từng chi tiết, không để làm mất sự thành kính đối với Phật giáo.
Khi thỉnh tượng Phật Thích Ca, bạn nên để các sư thầy tụng kinh, làm lễ khai quang điểm nhãn tại Chùa và chọn ngày tốt để thỉnh tượng Phật lên bàn thờ. Bên cạnh đó, bạn nên ăn chay vào ngày thực hiện nghi lễ cũng như phải đặt bàn thờ Phật ở nơi cao, trang nghiêm và yên tĩnh nhất trong nhà.
Ý nghĩa những lời dạy của Đức Phật
Những lời dạy của Phật Thích Ca đều hướng con người tới điều thiện, ngăn cản suy nghĩ tiêu cực, từ đó mang đến cuộc sống bình an và hạnh phúc. Đạo Phật dẫn dắt con người đến trí tuệ để nhìn thấy sự sống của vạn vật giúp giải thoát mọi khổ đau trong cuộc sống.
Con người khi thực hiện theo những lời dạy của Đức Phật sẽ giúp tâm trong sạch, thanh tịnh và tăng trưởng lòng từ bi. Đây chính là ý nghĩa cũng như lợi ích mà những lời dạy của Phật Thích Ca mang đến trong cuộc sống.
Xem thêm: Phật Thích Ca Là Ai ? Sự Tích Về Cuộc Đời Đức Phật
Ghi nhớ 25 lời dạy của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Dưới đây là những lời dạy của Đức Phật Thích Ca về cuộc sống giúp con người biết cách vượt qua mọi khổ đau để vững tin hơn trong hành trình sống.
1. Bản chất con người được hình thành bởi những tư tưởng trong tâm trí. Chúng ta suy nghĩ như thế nào thì con người sẽ trở thành y vậy. Chỉ cần tâm thức thanh tịnh, con người ắt sẽ an yên và hạnh phúc như suy nghĩ.
2. Con người hãy học theo bản chất của nước: Dòng suối thường ồn ào, tung tóe nhưng dưới lòng sâu của đại dương sẽ luôn tĩnh lặng.
3. Điều vĩnh cửu duy nhất trong cuộc sống chính là sự thay đổi.
4. Hãy luôn luôn cố gắng hướng tâm mình đến những điều tốt thì tâm sẽ thanh tịnh, cuộc sống trở nên hạnh phúc và an yên.
5. Chính con người mới có khả năng cứu độ bản thân. Chúng ta phải tự bước đi trong cuộc sống, đừng mong chờ người khác sẽ giúp đỡ.
6. Đừng ganh tị với người khác. Đừng đánh giá quá cao những gì nhận được trong cuộc sống. Sự ganh tị sẽ khiến con người không thể đạt tới tâm hồn an yên.
7. Khi mới bắt đầu thực hiện, đừng hy vọng sẽ dễ thành công. Bởi nếu dễ thành công, con người sẽ dễ trở nên kiêu ngạo.
8. Hãy bắt đầu một công việc bằng cả trái tim bởi gieo nhân tốt sẽ nhận được quả tốt. Những người tính toán sẽ chỉ nhận được sự nghi ngờ. Những người làm việc bằng đam mê và nhiệt huyết sẽ gặt hái được thành công.
9. Tức giận là một cục than hồng và người bị bỏng đầu tiên chính là bản thân bạn. Những lời nói và hành động khi cáu gắt có thể khiến bạn mất đi người quan trọng trong cuộc đời. Bởi vậy, hãy biết tha thứ cho người khác và nhanh chóng quên đi những điều không vui vẻ.
10. Con người nên dứt bỏ tính tức giận và kiêu căng, xóa bỏ dục vọng, không luyến ái vật chất để thoát khỏi những phiền não giúp cuộc sống hạnh phúc và an yên.
11. Đừng mong muốn không vấp ngã vì chỉ khi gặp khổ đau, khúc mắc, dằn vặt thì con người mới có thể giác ngộ, thức tỉnh và rút kinh nghiệm trong cuộc sống.
12. Con người cần kiểm soát tâm thức mới có thể mang đến cuộc sống hạnh phúc, giúp ta tiến đến con đường giác ngộ nhanh hơn.
Xem thêm: Xá lợi Phật Thích Ca là gì ? Chi tiết về Xá lợi Phật Thích Ca
13. Quá khứ đã trôi qua, tương lai cũng chưa đến, chúng ta hãy sống hết mình cho hiện tại để cảm thấy an yên, nhẹ nhàng và hạnh phúc.
14. Chúng ta là người duy nhất có thể quyết định và lựa chọn cuộc sống hạnh phúc hay khổ đau. Vì vậy, đừng đổ lỗi cho số phận hoặc người khác bởi việc bạn sống sung sướng hay khổ đau là do chính bản thân quyết định.
15. Lời nói có thể hàn gắn tổn thương hoặc mang sức mạnh hủy diệt. Vậy nên, hãy thật cẩn thận với những lời nói của chính mình.
16. Hãy luôn đối xử tế tế và hòa nhã với mọi người và khôn ngoan khi lựa chọn bạn bè. Một người bạn xấu có thể làm bạn tổn thương suốt đời.
17. Con người nên biết ơn tất cả mọi thứ trên đời. Mọi thứ dù tốt hay xấu đều mang đến những bài học cho cuộc sống của chúng ta. Vì vậy, hãy biết ơn thay vì oán trách và thù hận để tâm thanh tịnh và an yên.
18. Sự bình yên sẽ xuất phát từ bên trong bản thân con người. Bởi vậy, đừng cố gắng đi tìm sự bình yên từ người khác.
19. Nếu ta thắp ngọn đèn trí tuệ cho người khác thì chính nó cũng sẽ soi sáng cho con đường của chính mình.
20. Nếu bạn đọc hoặc nghe được những lời thiện thành thì chúng sẽ không giúp ích được gì nếu bạn không hành động.
21. Trải nghiệm chính là cách giúp con người quan sát, tìm hiểu, phân tích và đưa ra những nhận định đúng đắn, hạn chế sai lầm giúp cuộc sống hạnh phúc hơn.
22. Tình yêu có thể chấm dứt thù hận, mang đến yêu thương để con người gắn bó với nhau hơn.
23. Chiến thắng vẻ vang nhất trong cuộc đời mỗi người chính là chiến thắng chính mình. Con người khôn ngoan sẽ hiểu được người khác nhưng hiểu được chính bản thân mình mới là thông tuệ.
24. Mọi sai lầm đều xuất phát từ tâm. Nếu tâm chuyển hóa thì những sai lầm sẽ dần hạn chế và biến mất mà thôi.
25. Trên đời này có 3 thứ không thể giấu giếm lâu dài chính là mặt trăng, mặt trời và sự thật. Sự thật cuối cùng sẽ sáng tỏ nên đừng quá vội vàng và tức giận.
Trên đây là tổng hợp những lời dạy của Phật Thích Ca để hướng con người đến những điều tốt đẹp giúp cuộc sống an yên và hạnh phúc hơn. Những lời Phật dạy sẽ mang đến những bài học quý giá giúp nâng cao giá trị bản thân và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Xem thêm: Phật Thích Ca nhập Niết Bàn là gì ? Ý nghĩa ngày Đức Phật nhập Niết Bàn
“Từ đây thẳng về phương Tây, trải qua mười muôn ức cõi Phật, có thế giới tên là Cực Lạc. Cõi ấy có đức Phật hiệu là A Di Đà, hiện nay đương thuyết pháp. -- Tại sao cõi kia gọi là Cực Lạc? Vì chúng sanh ở cõi ấy không có các sự khổ, chỉ hưởng những điều vui, nên gọi là Cực Lạc. --
Đức Phật ấy vì sao hiệu là A Di Đà? Bởi ánh sáng của đức Phật này không lường, soi khắp mười phương quốc độ, không chỗ nào chướng ngại, nên hiệu là A Di Đà. Lại nữa, đức Phật kia cùng với nhân dân của ngài sống lâu đến không lường, không ngằn A Tăng Kỳ kiếp, nên gọi là A Di Đà. -- Chúng sanh, sanh về cõi Cực Lạc, đều là bậc A bệ bạt trí, trong ấy hàng nhứt sanh bổ xứ rất nhiều, không thể dùng toán số tính biết được, chỉ có thể dùng số vô lượng vô biên A tăng kỳ để nói mà thôi. -- Chúng sanh nào nghe kinh này, nên phát nguyện sanh về nước kia.--Tại sao thế? Vì được cùng các bậc người thượng thiện ở chung một chỗ.
* Nếu có người thiện nam thiện nữ nào nghe nói đến Phật A Di Đà, giữ niệm danh hiệu, hoặc một ngày, hai ngày, ba ngày cho đến bảy ngày, một lòng không loạn, khi người ấy mạng chung, Phật A Di Đà cùng các Thánh Chúng hiện ở trước. Bấy giờ kẻ ấy lòng không điên đảo, liền được sanh về cõi Cực Lạc.
* Chúng sanh các ngươi! Nên tin kinh “Xưng Tán Bất Khả Tư Nghì Công Đức, Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm” này.
Hành giả ngồi ngay thẳng, chuyên tâm tưởng đức Phật A Di Đà, tướng đẹp như thế, oai nghi như thế, đại chúng như thế, thuyết pháp như thế, tưởng niệm như vậy, tâm tâm nối nhau, thứ lớp không loạn, sẽ thấy được Đức Phật kia. Ví như trong đời có người nam hay nữ đi xa ở xứ khác, trong giấc mơ thấy nhà cửa của mình. Lúc bấy giờ thật ra người ấy chẳng biết là đêm hay ngày, là ngoài hay trong, tường vách núi đá không thể che ngăn, cho đến sự tối tăm mù mịt không làm chướng ngại. Hành giả mỗi niệm cứ huân tu như thế, lâu ngày sự quán tưởng sẽ sáng suốt lanh lẹ, kết qủa thấy được đức Phật Di Đà.
-- Muốn sanh về Cực Lạc, phải tu ba thứ phước:
1) Hiễu dưỡng cha mẹ, phụng thờ Sư trưởng, tâm từ bi không giết hại, tu mười nghiệp lành.
2) Thọ trì tam quy, giữ trọn các giới, đừng phạm oai nghi.
3) Phát lòng bồ đề, tin sâu lý nhân qủa, đọc tụng kinh Đại thừa, khuyến tấn người tu hành. Ba điều trên đây gọi là tịnh nghiệp.
-- Bấy giờ Di Lặc Bồ Tát bạch Phật rằng: “Bạch đức thế Tôn! Như Thế Tôn đã nói những công đức lợi ích của Phật A Di Đà và thế giới Cực Lạc. Lại bảo: Nếu có chúng sanh nào phát mười thứ tâm, một lòng chuyên niệm hướng về Phật A Di Đà, khi người ấy mạng chung sẽ được sanh về thế giới của đức Phật kia. Bạch đức Thế Tôn! Thế nào là phát mười thứ tâm, và do tâm này sanh về Cực Lạc?” -- Phật bảo: “Này Di Lặc! Mười thứ tâm ấy không phải hạng người phàm phu, bất thiện có thể phát được. Những gì là mười tâm:
Đối với chúng sanh khởi lòng đại từ không làm tổn hại.
Đối với chúng sanh khởi lòng đại bi không làm bức não.
Với chánh pháp của Phật khởi lòng hộ trì không tiếc thân mạng.
Với tất cả pháp lành sanh lòng thắng nhẫn, không chấp trước.
Tâm an vui trong sạch, tôn trọng, không tham lợi dưỡng, sự cung kính.
Tâm cầu chứng trí của Phật, trong tất cả thời không xao lãng.
Đối với tất cả chúng sanh hằng tôn trọng cung kính, không khinh rẻ là hèn thấp.
Không say đắm theo thế luận, đối với phần bồ đề sanh lòng quyết định.
Tâm thanh tịnh tu các căn lành, không hề tạp nhiễm.
Đối với các đức Như Lai, xả lìa các tướng, lòng tùy niệm.
Di Lặc! Đó là mười thứ phát tâm của Bồ Tát, do tâm nào sẽ được sanh về cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà. Di Lặc! Nếu có người nào trong mười tâm này, tùy ý thành tựu được một tâm, ưa thích muốn về Cực Lạc, quyết không lẽ nào không được vãng sanh.