Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), chiều 11/12, tiếp tục chương trình công tác tại Đồng Tháp, tại Trụ sở Ủy ban nhân dân huyện Tam Nông, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã gặp mặt, tặng quà cho đại diện 80 hộ gia đình chính sách, Mẹ Việt Nam anh hùng, cựu chiến binh lão thành trên địa bàn tỉnh. Cùng đi với Tổng Bí thư có các đồng chí: Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng; lãnh đạo một số ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Tổng Bí thư.;

Người dân mua sắm tại một chợ ở Ozumba, Mexico.

Thêm vào đó là chính sách tiền tệ “nghiêm ngặt” tại nhiều nước Mỹ Latinh trong 12 tháng qua do tình trạng lạm phát tăng cao. Theo chuyên gia của WB, tác động của việc tăng lãi suất đang bắt đầu để lại hậu quả, bao gồm tiền lương thực tế và tiêu dùng sụt giảm.

WB nhận định, nếu các quốc gia Mỹ Latinh nới lỏng chính sách tiền tệ vào cuối năm nay, tăng trưởng Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của khu vực này trong năm 2024 có thể tăng lên 2%.

Trong số các nền kinh tế chủ chốt của khu vực, Brazil sẽ duy trì mức tăng trưởng “khiêm tốn” là 1,2% trong năm nay và 1,4% vào năm 2024. Nền kinh tế lớn thứ 2 Mỹ Latinh là Mexico sẽ tăng trưởng 2,5% trong năm 2023 song giảm xuống mức 1,9% trong năm 2024.

Do tác động của tình trạng hạn hán nghiêm trọng thời gian qua, nền kinh tế lớn thứ 3 trong khu vực Mỹ Latinh là Argentina sẽ ghi nhận tăng trưởng âm 2% trong năm nay. Tương tự, GDP của Chile sẽ sụt giảm 0,8%. Cả hai nền kinh tế này sẽ phục hồi vào năm 2024 với mức tăng trưởng lần lượt là 2,3% và 1,8%.

Trong báo cáo, WB cũng nhận định “bất ổn chính trị và xã hội vẫn tồn tại ở một số quốc gia Mỹ Latinh và Caribe” khiến niềm tin của người tiêu dùng và các nhà đầu tư suy giảm. Theo tổ chức tài chính đa phương này, nền kinh tế của Peru chịu tác động mạnh từ các cuộc biểu tình diễn ra đầu năm nay. Trong khi đó, bất ổn xã hội dâng cao tại Chile bắt nguồn từ các tranh cãi liên quan đến vấn đề cải cách hiến pháp.

Báo cáo cũng cho rằng Argentina vẫn đang phải đối mặt với tỷ lệ lạm phát cao và khả năng điều chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô trong bối cảnh hạn hán nghiêm trọng, trong khi Chính phủ Brazil gặp phải những vấn đề liên quan đến nâng trần chi tiêu công.

Môi trường lãi suất cao, tiền tiết kiệm trong thời gian đại dịch cạn dần và tăng trưởng thu nhập thấp là các yếu tố tác động tới sức chi tiêu của người dân Mỹ

Tối qua theo giờ Việt Nam, ước tính lần hai về tổng sản phẩm quốc nội quý I của Mỹ mới được công bố thấp hơn so với ước tính lần đầu. Đây là những chỉ số quan trọng để Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) dựa vào đó đưa ra các quyết định về lãi suất trong cuộc họp điều hành chính sách sắp tới.

Theo số liệu ước tính lần hai của Cục Phân tích Kinh tế Mỹ, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý I của Mỹ tăng 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức ước tính trước đó là 1,6%. Mức điều chỉnh giảm này chủ yếu đến từ chi tiêu tiêu dùng cá nhân - động lực chính của kinh tế Mỹ, chỉ tăng 2% so với quý I năm ngoái, thấp hơn số liệu công bố lần đầu là 2,5%. Theo phân tích, môi trường lãi suất cao, tiền tiết kiệm trong thời gian đại dịch cạn dần và tăng trưởng thu nhập thấp hơn là các yếu tố chính đang tác động tới sức chi tiêu của các hộ gia đình và doanh nghiệp Mỹ.

Bên cạnh việc điều chỉnh số liệu về GDP, chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân - thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), cũng điều chỉnh giảm nhẹ so với kết quả công bố lần đầu, chỉ tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2023,.

Về phía thị trường, chứng khoán Mỹ phiên giao dịch ngày thứ 5 đã chứng kiến sự biến động mạnh của cả ba chỉ số chính, khi các nhà đầu tư đang tập trung đánh giá khả năng tăng trưởng kinh tế Mỹ, sức mua của người tiêu dùng và hướng đi của lãi suất trong giai đoạn từ nay đến cuối năm. Kết thúc phiên giao dịch, cả ba chỉ số chính đều giảm điểm mạnh, trong đó chỉ số Dow Jones giảm gần 0,9%, chốt phiên ở 38.111 điểm.

Trong cả tuần này, các nhà đầu tư đang chờ đợi số liệu về chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân tháng 4 được công bố tối nay theo giờ Việt Nam. Là thước đo lạm phát quan trọng, số liệu này là một trong các cơ sở để Fed định hình chính sách lãi suất trong cuộc họp nửa đầu tháng 6.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!